STT |
ĐỀ TÀI |
1 |
Nghiệm thu Đề tài cấp ĐHQG-HCM với thông tin cụ thể như sau:
– Tên đề tài: “Tác động của chuyển đổi sử dụng đất nông nghiệp đến sinh kế và xã hội của người Cơho-Chil tại tỉnh Lâm Đồng”
– Chủ nhiệm đề tài: ThS. Phạm Thanh Thôi
– Đơn vị: Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn – Mã số đề tài: C2022-18b-11 – Thời gian: 14 giờ 00 phút, ngày 16/10/2024 – Địa điểm: Trường ĐH KHXH&NV, ĐHQG-HCM, 10-12 Đinh Tiên Hoàng, phường Bến Nghé, Quận 1) – Quyết định nghiệm thu số: 1363/QĐ-ĐHQG ngày 23/9/2024 của Giám đốc ĐHQG-HCM. – Chủ tịch Hội đồng: PGS.TS. Huỳnh Ngọc Thu Tóm tắt đề tài:Từ sau Đổi mới, những tác động biện chứng giữa quá trình chuyển đổi trong việc tiếp cận, sử dụng đất nông nghiệp đến sự biến đổi về sinh kế và xã hội của người Chil ở Lâm Đồng đã và đang diễn ra. Đến nay, tiếp cận nhân học để nghiên cứu sự biến đổi sinh kế và xã hội của cộng đồng người Chil, thông qua những tác động từ quá trình chuyển đổi sử dụng đất nông nghiệp là nội dung mới và có ý nghĩa khoa học.
Nhận diện về quá trình chuyển đổi trong sử dụng đất nông nghiệp của người Chil ở Lâm Đồng là một tiến trình lịch sử kinh tế và xã hội. Đề tài “Tác động của chuyển đổi sử dụng đất nông nghiệp đến sinh kế và xã hội của người Cơho-Chil tại tỉnh Lâm Đồng” là công trình khoa học được chúng tôi ưu tiên lựa chọn để nghiên cứu. Kết quả đề tài sẽ cung cấp những bằng chứng thực tiễn về quá trình chuyển đổi sử dụng đất có tác động mạnh mẽ đến chuyển đổi sinh kế và xã hội của nhóm tộc người thiểu số ở tỉnh Lâm Đồng, thuộc vùng Tây Nguyên Việt Nam. Kết quả đề tài đã nhận diện sự chuyển đổi sinh kế, xã hội của người Chil tại tỉnh Lâm Đồng. Đề tài đến này đã hoàn thành vượt mức các nhiệm vụ nghiên cứu và sản phẩm đã dự kiến.
|
2 |
Nghiệm thu Đề tài cấp ĐHQG-HCM với thông tin cụ thể như sau: – Tên đề tài: “Lễ hội truyền thống của người Khmer ở các tỉnh vùng biên giới Đông Nam Bộ” – Chủ nhiệm đề tài: TS. Trần Dũng. – Đơn vị: Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn – Mã số đề tài: C2022-18b-13 – Thời gian: 14 giờ 00 phút, ngày 15/10/2024 – Địa điểm: D102 Trường ĐH KHXH&NV, ĐHQG-HCM, 10-12 Đinh Tiên Hoàng, phường Bến Nghé, Quận 1) – Quyết định nghiệm thu số:1378/QĐ-ĐHQG ngày ….. của Giám đốc ĐHQG-HCM. – Chủ tịch Hội đồng: PGS.TS. Huỳnh Ngọc Thu Tóm tắt đề tài:Vùng biên giới Đông Nam Bộ gồm hai tỉnh Tây Ninh và Bình Phước, là khu vực trọng yếu, có vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế, xã hội, văn hóa và đảm bảo an ninh quốc phòng của miền Đông Nam Bộ cũng như của cả nước. Trong tiến trình lịch sử, người Khmer cùng với các tộc người ở đây đã xây dựng nên nền văn hóa đặc sắc, góp phần hình thành bản sắc văn hóa vùng này. Văn hóa người Khmer ở đây, dù có những yếu tố tương đồng với văn hóa Khmer ở đồng bằng sông Cửu Long, vẫn mang nét đặc trưng riêng biệt. Đây là nền văn hóa kết hợp giữa cư dân nương rẫy và cư dân đồng bằng sông nước, với dấu ấn văn hóa sông nước thể hiện rõ nét trong đời sống vật chất, tinh thần và tâm linh của người Khmer ở vùng này.Trong nền văn hóa truyền thống của người Khmer, các lễ hội là những yếu tố tiêu biểu, bao chứa nhiều giá trị truyền thống, góp phần hình thành bản sắc văn hóa Khmer cũng như bản sắc văn hóa vùng Đông Nam Bộ. Tuy nhiên, do tác động bởi nhiều yếu tố, các lễ hội đã có sự biến đổi. Ngoài tác động từ chính sách phát triển kinh tế – xã hội – văn hóa của Việt Nam, biến đổi của lễ hội còn đến từ quá trình sáng tạo của cộng đồng, với vai trò của các sư sãi tại các ngôi chùa Khmer. Mặc dù có biến đổi, lễ hội vẫn giữ vị trí quan trọng trong đời sống tinh thần và vật chất của người Khmer. Lễ hội không chỉ thỏa mãn nhu cầu vui chơi, giải trí, tâm linh và tín ngưỡng mà còn tăng cường tình đoàn kết cộng đồng, bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa độc đáo, đồng thời quảng bá văn hóa Khmer, góp phần phát triển kinh tế – xã hội địa phương.
Để bảo tồn và phát huy hiệu quả các giá trị văn hóa của lễ hội, cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan chính phủ, tổ chức xã hội và cộng đồng địa phương. Việc triển khai các chính sách đồng bộ và chú trọng yếu tố văn hóa là cần thiết để đảm bảo sự phát triển của cộng đồng dân tộc Khmer và các tộc người thiểu số khác tại các địa phương vùng biên giới Đông Nam Bộ hiện nay.
|
3 |
Nghiệm thu Đề tài cấp ĐHQG-HCM với thông tin cụ thể như sau: – Tên đề tài: “Chăm sóc sức khoẻ tâm thần cho nhân viên y tế trong bối cảnh đại dịch COVID – 19: thực trạng và các khuyến nghị chính sách cho TP Hồ Chí Minh” – Chủ nhiệm đề tài: TS. Lê Minh Công . – Đơn vị: Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn – Mã số đề tài: C2022-18b-05 – Thời gian: …. giờ … phút, ngày ………… – Địa điểm: ……………… – Quyết định nghiệm thu số: 1382/QĐ-ĐHQG ngày .26/9/2024 của Giám đốc ĐHQG-HCM. – Chủ tịch Hội đồng: PGS.TS. Nguyễn Thị Hồng Xoan
Đề tài “Chăm sóc sức khoẻ tâm thần cho nhân viên y tế trong bối cảnh đại dịch COVID – 19: thực trạng và các khuyến nghị chính sách cho TP Hồ Chí Minh” là một nghiên cứu cắt ngang nhằm tìm hiểu thực trạng các biểu hiện sức khỏe tâm thần của nhân viên y tế trong bối cảnh đại dịch COVID-19 tại Việt Nam, cùng với các chiến lược ứng phó được áp dụng và đánh giá hiệu quả của chúng. Qua đó đề tài đưa ra những khuyến nghị về chính sách và thực tiễn nhằm hỗ trợ sức khoẻ tâm thần cho nhân viên y tế. Mẫu khảo sát chính thức bao gồm 638 nhân viên y tế, bao gồm bác sĩ, y tá, điều dưỡng, kỹ thuật viên và các đối tượng khác. Kết quả nghiên cứu cho thấy, trong đại dịch COVID-19, nhân viên y tế tại Thành phố Hồ Chí Minh gặp phải các vấn đề sức khỏe tâm thần như stress, trầm cảm, lo âu và PTSD. Những vấn đề này không chỉ đến từ môi trường làm việc căng thẳng mà còn bị ảnh hưởng bởi các yếu tố như giới tính, chức vụ, trình độ đào tạo và tình trạng cách ly xã hội. Các chiến lược ứng phó tích cực như “Chấp nhận, điều chỉnh và nhìn vào mặt tích cực”, “Tìm sự hỗ trợ từ gia đình”, và “Tìm sự hỗ trợ từ tôn giáo, tâm linh” có mối tương quan nghịch chiều với các vấn đề sức khỏe tâm thần. Tuy nhiên, những chiến lược này không có mối tương quan có ý nghĩa với biểu hiện PTSD. Ngược lại, các chiến lược ứng phó tiêu cực như “Né tránh, thờ ơ” và “Kìm nén cảm xúc” có mối tương quan thuận chiều với các vấn đề sức khỏe tâm thần, đặc biệt là lo âu, cho thấy rằng việc sử dụng các chiến lược này làm tăng mức độ lo âu của nhân viên y tế.
Nghiên cứu cũng cho thấy, thái độ tích cực đối với việc tìm kiếm sự trợ giúp từ chuyên gia tâm lý có mối tương quan tiêu cực với mức độ stress, trầm cảm, lo âu và PTSD của nhân viên y tế. Cụ thể, thái độ tìm kiếm sự trợ giúp có mối tương quan tiêu cực mạnh nhất với trầm cảm, lo âu và PTSD. Niềm tin vào chuyên gia tâm lý cũng có mối tương quan tiêu cực với mức độ stress và trầm cảm, nhưng không có mối tương quan có ý nghĩa với PTSD, điều này cần được nghiên cứu thêm để hiểu rõ hơn. Những phát hiện này là cơ sở quan trọng để nhóm nghiên cứu đề xuất các giải pháp và chính sách hỗ trợ nhân viên y tế. Cụ thể, (1) Giải pháp giảm thiểu các vấn đề sức khỏe tâm thần; (2) Giải pháp chăm sóc sức khỏe tâm thần sau đại dịch cho nhân viên y tế; (3) Chính sách về mô hình chăm sóc sức khỏe tâm thần cho nhân viên y tế; và (4) Đề xuất mô hình chính sách chăm sóc sức khỏe tâm thần cho nhân viên y tế.
|
|
Nghiệm thu Đề tài cấp ĐHQG-HCM với thông tin cụ thể như sau: – Tên đề tài: “Xây dựng mô hình quản trị đa tác nhân hướng đến giảm thiểu rác thải nhựa đại dương.” – Chủ nhiệm đề tài: TS. Phạm Thị Bích Ngọc . – Đơn vị: Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn – Mã số đề tài: C2022-18b-04 – Thời gian: 15 giờ 00 phút, ngày 22/10/2024 – Địa điểm: D102 Trường ĐH KHXH&NV, ĐHQG-HCM, 10-12 Đinh Tiên Hoàng, phường Bến Nghé, Quận 1) – Quyết định nghiệm thu số: 1416/QĐ-ĐHQG ngày 02/10/2024 của Giám đốc ĐHQG-HCM. – Chủ tịch Hội đồng: PGS.TS. Võ Lê Phú Tóm tắt đề tài: Rác thải nhựa và rác thải nhựa đại dương đang là vấn nạn môi trường cấp bách toàn cầu mà cả thế giới đang phải đối mặt để giải quyết. Lượng rác thải nhựa toàn cầu không ngừng tăng nhanh. Việt Nam là một trong những nước có đường bờ biển dài và xếp thứ 4 trong nhóm các quốc gia có thứ hạng cao nhất về việc thải rác nhựa ra biển. Đề tài này tập trung vào xây dựng và đánh giá mô hình quản trị đa tác nhân hướng đến việc giảm thiểu rác nhựa đại dương. Mô hình xây dựng trên sự hợp tác của các tác nhân khác nhau trong xã hội như chính phủ, người tiêu dùng, doanh nghiệp, nhà khoa học và các tổ chức quốc tế nhằm thực hiện chung mục tiêu giảm rác nhựa đại dương. Giá trị cốt lõi của mô hình quản trị đa tác nhân là hướng đến sự đồng thuận trong mục tiêu, phối hợp nhịp nhàng trong tiến trình ra quyết định và thực hiện các chính sách, hoạt động kinh tế xã hội được cho là có chứng cứ cho sự hiệu quả. Để làm được điều đó, đề tài sẽ có 4 hoạt động chính sau: (1) Nghiên cứu tổng quan về rác thải nhựa đại dương và về mô hình quản trị đa tác nhân; (2) Nghiên cứu phân tích những tồn tại và hướng giải quyết trong việc quản lý rác thải nhựa; (3) Phân tích và dự báo các yếu tố chi phối hành vi tiêu dùng đồ nhựa theo hướng 3R để từ đó có những cơ chế điều chỉnh thay đổi hành vi; (4) Xây dựng mô hình dựa trên phân tích đa tác nhân. Sau hai năm triển khai đề tài, nhóm đã tiến hành thực hiện các yêu cầu của đề tài đặt ra. Ở nội dung 1, nhóm nghiên cứu đã tiến hành triển khai thu thập, phân tích số liệu thứ cấp và xuất bản cho kết quả cho Tạp Chí Khoa Học Công Nghệ, ĐHQG-HCM. Ở nội dung 2, nhóm đã tiến hành phỏng vấn 40
người, phân tích, viết báo cáo và kết hợp với nội dung 3 xuất bản 1 bài báo trên tạp chí thuộc danh mục Scopus. Ở nội dung ba, đề tài tiến hành khảo sát, xử lý phân tích, viết báo cáo và xuất bản kết quả trên tạp chí Journal of Cleaner Production, ScienceDirect, NXB Elsiver thuộc danh much Scopus, ScienceDirect Q1, ISI, IF 11.07, CiteScore 15.8. Ở nội dung 4, đề tài đã tiến hành phỏng vấn sâu 40 mẫu, phân tích tổng hợp kết quả của nội dung 1,2,3 cùng với tài liệu thứ cấp, quan sát đồng tham dự và viết báo cáo tổng hợp. Kết quả của nội dung 4 được nộp trên tạp chí ISI/Scopus Q3 và hiện đã được chấp nhận với những yêu cầu chỉnh sửa nhỏ. Phần xuất bản này là phần tăng cường ngoài KPI đã đăng ký. Tóm lại, đến thời điểm báo cáo nghiệm thu, nhóm nghiên cứu xây dựng thành công mô hình quản trị đa tác nhân hướng đến giảm thiểu rác nhựa đại dương như mục tiêu chung của đề tài đặt ra. Nhóm tự đánh giá chung là đề tài hoàn thành đúng tiến độ, với chất lượng tốt.
|
|
Nghiệm thu Đề tài cấp ĐHQG-HCM với thông tin cụ thể như sau: – Tên đề tài: “Phân tích sự thay đổi môi trường đô thị trong qui hoạch Thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2010-2020 và đến 2025 hướng tới bền vững” – Chủ nhiệm đề tài: TS. Nguyễn Thị Phượng Châu – Đơn vị: Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn – Mã số đề tài: C2022-18b-07 – Thời gian: 13 giờ 00 phút, ngày 22/10/2024 – Địa điểm: D102 Trường ĐH KHXH&NV, ĐHQG-HCM, 10-12 Đinh Tiên Hoàng, phường Bến Nghé, Quận 1) – Quyết định nghiệm thu số: 1415/QĐ-ĐHQG ngày 02/10/2024 của Giám đốc ĐHQG-HCM. – Chủ tịch Hội đồng: PGS.TS. Võ Lê Phú Tóm tắt đề tài: TPHCM trong nhiều thập kỷ qua luôn giữ vai trò trung tâm kinh tế, động lực kết nối và phát triển kinh tế – xã hội của khu vực phía Nam và của cả nước. Thành phố vẫn giữ được tốc độ tăng trưởng kinh tế, thu hút ngày càng nhiều vốn đầu tư trong nước và ngoài nước. Mặc dù sự năng động đã tạo không ít khó khăn trong công tác quy hoạch và quản lý đô thị. Quá trình phát triển của Thành phố không thể tránh khỏi việc đối mặt với những vấn đề môi trường. Đề tài này thực hiện nghiên cứu dựa trên thực trạng qui hoạch TPHCM trong thời gian qua đối chiếu với bộ dữ liệu thực tế từ ảnh vệ tinh sự biến động của các yếu tố bề mặt tự nhiên để xem xét mối tương quan giữa qui hoạch và phát triển đô thị với các yếu tố môi trường tác động trên thực trạng qui hoạch. Đồng thời các kết quả dữ liệu phân tích không gian cho thấy được xu thế các biến động này trong tương lai.Nhận định chung về thay đổi lớp phủ sử dụng đất trong giai đoạn 2010-2023 cho thấy, trong giai đoạn đầu tiềnqui hoạch (2010-2015) có nhiều biến động tiêu cực. Diện tích cây xanh và đất nông nghiệp (thảm xanh) bị giảm mạnh, ngược lại đất xây dựng tăng nhanh. Diện tích đất xây dựng gia tăng nhiều so với các loại đất khác làm gia tăng bề mặt không thấm và tăng khả năng hấp thụ nhiệt bề mặt. Diện tích thảm xanh và đất nông nghiệp giảm làm giảm khả năng bốc hơi nước tạo ra môi trường vi khí hậu không thuận lợi, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống người dân đô thị. Kết quả LST trong giai đoạn 2010-2020 và 2023 cho thấy nhiệt độ cao nhất của đô thị vào mùa khô giao động từ 38 đến gần 44 độ C, trung bình các năm khoảng 30 độ C. So với số liệu nhiệt độ quan trắc từ thống kê giao động từ 27 đến 28 độ C. Kết quả LST trung bình cao hơn từ 2 đến 3 độ C vào mùa khô. Các vùng đảo nhiệt (UHI) phủ phần diện tích rất lớn ở các quận trung tâm và quận mới phát triển. Duy nhất huyện Cần giờ không bị ảnh hưởng bởi đảo nhiệt đô thị. Trong giai đoạn 2010-2015 các UHS tập trung nhiều ở các quận nội thành. Qua giai đoạn 2015-2023 các điểm này được thu hẹp lại nhưng xuất hiện nhiều điểm mới ở các quận mới phát triển và các huyện ven đô. Chỉ số sinh thái môi trường UTFVI ở hầu hết các vùng trung tâm và phía bắc đô thị đều rơi vào nhóm giá trị lớn hơn 0.02 cho thấy môi trường sống của đô thị TPHCM ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe người dân trong đô thị. Hầu hết các KCN/KCX đều nằm trong vùng có hiện tượng đảo nhiệt và sở hữu nhiều chảo nhiệt (UHS). Các KCN/KCX mở rộng và đang xây mới có xu hướng làm mở rộng phạm vi của các chảo nhiệt, như KCN Tân Bình (số 14), Đông Nam Củ Chi (số 7), và Hiệp Phước (số 20). Trên kết quả phân tích từ dữ liệu ảnh vệ tinh có so sánh đối chiếu với hiện trạng quy hoạch chung của thành phố, nghiên cứu đề xuất các giải pháp cải thiện môi trường sinh thái đô thị. Trong đó yếu tố thảm xanh có vai trò quan trọng tạo không gian thuận lợi hơn cho các hoạt động sống trong đô thị TPHCM. Các giải pháp đề xuất trong nghiên cứu gồm (1) Tăng cường mảng xanh và không gian sinh thái đô thị, (2) Duy trì các vùng sinh thái nông nghiệp, (3)Giải pháp công trình và hạ tầng kỹ thuật, và (4) Các giải pháp về công trìnhxây dựng.
|
|
Nghiệm thu Đề tài cấp ĐHQG-HCM với thông tin cụ thể như sau: – Tên đề tài: “Điện ảnh Việt Nam từ thập niên 1990 đến nay: Nhìn từ lý thuyết phê bình nữ quyền” – Chủ nhiệm đề tài: TS. Hồ Khánh Vân . – Đơn vị: Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn – Mã số đề tài: C2022-18b-14 – Thời gian: …. giờ … phút, ngày ………… – Địa điểm: ……………… – Quyết định nghiệm thu số: …../QĐ-ĐHQG ngày ….. của Giám đốc ĐHQG-HCM. – Chủ tịch Hội đồng: ….. Tóm tắt đề tài: Điện ảnh Việt Nam từ thập niên 1990 đến nay: Nhìn từ lý thuyết phê bình nữ quyền tập trung nghiên cứu lý thuyết nữ quyền phương Tây, phê bình nữ quyền trong điện ảnh. Từ đó, người viết ứng dụng lý thuyết này vào việc phân tích các tác phẩm điện ảnh Việt Nam từ thập niên 1990 đến nay, bao gồm việc tìm hiểu sự giải kiến tạo và tái kiến tạo hình tượng phụ nữ trong điện ảnh Việt Nam từ thập niên 1990 đến nay từ ý thức nữ quyền và sự kiến tạo ngôn ngữ nghệ thuật nhìn từ tự sự nữ quyền. Người viết nỗ lực khái quát về phê bình nữ quyền và điện ảnh Việt Nam từ thập niên 1990 đến nay nhằm phác thảo nên giai đoạn điện ảnh này, phân tích những khía cạnh tiêu biểu có liên quan đến vấn đề nữ quyền, tìm hiểu sự tác động của các yếu tố văn hóa, xã hội đã ảnh hưởng đến việc hình thành tư duy sáng tạo, đặc trưng nghệ thuật của điện ảnh Việt Nam giai đoạn này. Đồng thời, phương pháp tiếp cận diễn ngôn đa phương tiện (ở góc độ diễn ngôn nữ quyền) để nhìn tác phẩm điện ảnh như một hệ thống ký hiệu đa chất liệu: hình ảnh, âm thanh, ngôn ngữ và có khả năng kiến tạo, truyền đạt diễn ngôn nữ quyền đến cộng đồng tiếp nhận cũng là một hướng tiếp cận mới mẻ mà chúng tôi chú tâm tìm hiểu.
|