KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ

Lịch họp Hội đồng nghiệm thu đề tài KH&CN cấp ĐHQG-HCM tháng 9/2024 - Trường Đại học KHXH&NV, ĐHQG-HCM

STT

ĐỀ TÀI 

1

Nghiệm thu Đề tài cấp ĐHQG-HCM với thông tin cụ thể như sau:
– Tên đề tài: Quyền lực mềm trong quan hệ quốc tế: Những vấn đề lý luận và vận dụng vào thực tiễn Việt Nam– Chủ nhiệm đề tài: TS. Trần Nguyên Khang.
– Đơn vị: Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn
– Mã số đề tài: C2022-18b-10
– Thời gian: …. giờ … phút, ngày …………
– Địa điểm: ………………
– Quyết định nghiệm thu số: …../QĐ-ĐHQG ngày ….. của Giám đốc ĐHQG-HCM.
– Chủ tịch Hội đồng: …..
Tóm tắt đề tài:

Quyền lực mềm (Tiếng Anh: soft power) là một thuật ngữ được giới thiệu bởi Joseph Nye, Giáo sư trường đại học Harvard và được các học giả nghiên cứu quan tâm khá nhiều trong thời gian gần đây. Theo Giáo sư Joseph Nye, quyền lực mềm là dùng khả năng có được những thứ mình muốn thông qua việc thuyết phục và hấp dẫn. Đặc biệt, trong thời đại Toàn cầu hóa, có được sự thiện cảm từ cộng đồng quốc tế là vô cùng quan trọng giúp quốc gia đạt được nhiều thuận lợi trong QHQT. Theo Joseph Nye, có 3 nguồn lực góp phần tạo nên quyền lực mềm: văn hóa quốc gia, giá trị quốc gia và chính sách của quốc gia. Nghiên cứu hướng đến đến những phân tích về nhận thức cũng như thực tiễn trong việc vận dụng quyền lực mềm trong quan hệ quốc tế, đặc biệt là gợi ý những vận dụng cho Việt Nam thông qua các hoạt động ngoại giao. 

Qua nghiên cứu, chúng tôi nhận thấy rằng khái niệm quyền lực mềm là một thuật ngữ phổ biến, được sử dụng, thảo luận và phân tích rộng rãi trên thế giới, trong các nghiên cứu học thuật, trong các chính sách quốc gia, báo chí… Đây cũng là lý do vì sao khái niệm này lại có nhiều nhận định và đánh giá đa chiều khác nhau. Bản thân Joseph Nye khi bàn luận về khái niệm này, ông cũng liên tục điều chỉnh và cập nhật cùng các sự kiện phân tích liên quan.

Với Việt Nam, một quốc gia đang trên đà phát triển và hội nhập mạnh mẽ với khu vực và thế giới, sử dụng quyền lực mềm là một lựa chọn có tính chiến lược. Chính phủ Việt Nam ý thức được tầm quan trọng của quyền lực mềm trong quan hệ quốc tế và xem đây là một phương thức phù hợp giúp Việt Nam cải thiện hình ảnh và gia tăng vị thế trên trường quốc tế. Đi từ tư duy qua các hành động thực tiễn cụ thể, Việt Nam chứng minh được họ là một quốc gia có được những thành công trong tiến trình hội nhập thông qua việc sử dụng sức mạnh mềm. Việc Nam đã tạo dựng được những uy tín nhất định trong các hoạt động đối ngoại song phương và đa phương. Họ đã tham gia tích cực vào các diễn đàn quốc tế và thể hiện được tiếng nói của mình như một nhân tố chủ động.

 2

 Nghiệm thu Đề tài cấp ĐHQG-HCM với thông tin cụ thể như sau:
– Tên đề tài: Hoạt động xuất bản sách và báo chí trong đời sống chính trị – xã hội Sài Gòn- Chợ lớn thời thuộc địa (1862-1945) – Chủ nhiệm đề tài: ThS. TDương Thành Thông.
– Đơn vị: Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn
– Mã số đề tài: C2022-18b-09
– Thời gian: …. giờ … phút, ngày …………
– Địa điểm: ………………
– Quyết định nghiệm thu số: …../QĐ-ĐHQG ngày ….. của Giám đốc ĐHQG-HCM.
– Chủ tịch Hội đồng: …..
Tóm tắt đề tài:Đề tài nghiên cứu khoa học với chủ đề “Hoạt động xuất bản sách và báo chí trong đời sống chính trị – xã hội Sài Gòn – Chợ Lớn thời thuộc địa (1862-1945)” tập trung khám phá vai trò và ảnh hưởng của hoạt động xuất bản trong bối cảnh xã hội và chính trị đặc thù của Sài Gòn – Chợ Lớn trong thời kỳ thuộc địa Pháp. Từ năm 1862, khi Sài Gòn chính thức trở thành thuộc địa của Pháp, đến năm 1945, thời điểm kết thúc Chiến tranh Thế giới thứ hai, hoạt động
xuất bản đã có những biến chuyển đáng kể, đóng vai trò quan trọng trong việc phản ánh và thúc đẩy các quá trình chính trị – xã hội đương thời.

Nghiên cứu này trước hết làm rõ sự phát triển của hệ thống xuất bản, bao gồm cả sách và báo chí, qua các giai đoạn lịch sử cụ thể. Sài Gòn – Chợ Lớn không chỉ là trung tâm kinh tế lớn của Nam Kỳ, mà còn trở thành trung tâm văn hóa, giáo dục và chính trị, nơi xuất bản đóng vai trò như một công cụ mạnh mẽ để truyền bá tri thức và tư tưởng, góp phần định hình dư luận xã hội.
Các ấn phẩm xuất bản thời kỳ này không chỉ bao gồm các tác phẩm văn học, lịch sử mà còn nhiều tờ báo mang tính chính trị cao, trở thành diễn đàn cho những cuộc tranh luận về quyền lợi dân tộc, phong trào đấu tranh và các vấn đề xã hội nóng bỏng.

Ngoài ra, nghiên cứu cũng đi sâu phân tích những tác động của các chính sách kiểm duyệt và quản lý của chính quyền thuộc địa Pháp đối với hoạt động xuất bản. Trong điều kiện kiểm duyệt gắt gao, nhiều tờ báo và nhà xuất bản vẫn nỗ lực truyền tải những thông tin, tư tưởng tiến bộ, cổ vũ cho phong trào độc lập dân tộc. Đồng thời, sự xuất hiện và phát triển của báo chí công nhân và các tờ báo tranh đấu đã góp phần tạo nên một không gian công luận sôi động và đa dạng, nơi mà các vấn đề chính trị – xã hội được thảo luận một cách công khai và trực diện.

Nghiên cứu khẳng định vai trò to lớn của hoạt động xuất bản trong việc thúc đẩy sự phát triển của đời sống chính trị – xã hội tại Sài Gòn – Chợ Lớn trong giai đoạn thuộc địa. Xuất bản không chỉ là công cụ truyền bá tri thức mà còn là phương tiện đấu tranh và phản ánh hiện thực xã hội, góp phần vào tiến trình lịch sử đấu tranh giành độc lập và xây dựng quốc gia sau này.

Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, ĐHQG-HCM

Scroll to Top