KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ

Lịch họp Hội đồng nghiệm thu đề tài KH&CN cấp ĐHQG-HCM tháng 9/2024 - Trường Đại học KHXH&NV, ĐHQG-HCM

STT

ĐỀ TÀI

1

Nghiệm thu Đề tài cấp ĐHQG-HCM với thông tin cụ thể như sau:
– Tên đề tài:Chuyển đổi tôn giáo và vấn đề phát triển bền vững ở các tộc người thiểu số tại chỗ vùng Nam Tây Nguyên– Chủ nhiệm đề tài: PGS. TS. Huỳnh Ngọc Thu.
– Đơn vị: Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn
– Mã số đề tài: B2022-18b-02
– Thời gian: 8:00 giờ 30 phút, ngày 18/9/2024.
– Địa điểm: Phòng D102, Cơ sở Đinh Tiên Hoàng. Trường ĐHKHXH&NV
– Quyết định nghiệm thu số: 1143/QĐ-ĐHQG ngày 21/8/2024 của Giám đốc ĐHQG-HCM.
– Chủ tịch Hội đồng: PGS.TS. Lâm Nhân
Tóm tắt đề tài: Chuyển đổi tôn giáo là một hiện tượng nổi bật trong cộng đồng các tộc người thiểu số tại chỗ ở khu vực Nam Tây Nguyên, Việt Nam. Tuy nhiên, nghiên cứu về vấn đề này vẫn còn hạn chế, thường chỉ tập trung vào khía cạnh văn hóa và xã hội. Mối liên hệ giữa chuyển đổi tôn giáo và phát triển bền vững của các tộc người thiểu số tại chỗ ở khu vực Nam Tây Nguyên trong nhiều năm qua vẫn chưa được khai thác đầy đủ.

Khu vực Nam Tây Nguyên bao gồm ba tỉnh: Đắk Nông, Đắk Lắk và Lâm Đồng, với gần 50 tộc người, trong đó Ê Đê, M’nông và K’ho là các tộc người thiểu số tại chỗ. Theo Tổng điều tra dân số và nhà ở năm 2019, dân số của ba tộc người này là 643.864 người. Họ chủ yếu theo Tin Lành hoặc Công giáo, hai tôn giáo có ảnh hưởng sâu rộng đến đời sống kinh tế, văn hóa và xã hội của khu vực.

Ảnh hưởng của Tin Lành và Công giáo đối với các tộc người này có cả mặt tích cực và hạn chế, đặc biệt liên quan đến phát triển bền vững và chiến lược phát triển bền vững của Việt Nam, bao gồm 17 tiêu chí đánh giá đến năm 2030 trên ba trụ cột chính: kinh tế, xã hội và môi trường. Chuyển đổi tôn giáo có tác động đáng kể đến chiến lược này, làm nổi bật sự cần thiết phải nghiên cứu các ảnh hưởng của nó và đề xuất chính sách phù hợp để thực hiện chiến lược của Đảng và Nhà nước.

Kết quả nghiên cứu cho thấy quá trình chuyển đổi tôn giáo từ tín ngưỡng đa thần truyền thống sang Công giáo hoặc Tin Lành là một quá trình kéo dài và phức tạp. Quá trình chuyển đổi này là kết quả của sự tương tác giữa các yếu tố lịch sử và kinh tế-xã hội qua từng giai đoạn, dẫn đến việc các tộc người này hiện nay đã chấp nhận và theo Công giáo hoặc Tin Lành, làm cho hai tôn giáo này trở thành tôn giáo chính trong cộng đồng của họ. Từ đó, hai tôn giáo Công giáo và Tin Lành đã có những tác động quan trọng đến đời sống của cộng đồng các tộc người thiểu số tại khu vực Nam Tây Nguyên, ảnh hưởng ít nhiều đến quá trình phát triển bền vững của các tộc người trong khu vực. Do đó, cần có những giải pháp cụ thể để các tộc người này phát triển bền vững trong tương lai.

 

 2

 

1143

 

Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, ĐHQG-HCM

Scroll to Top