KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ

13 doanh nghiệp Đức chia sẻ tại hội thảo “Công nghệ Đức đáp ứng ngành Dệt May Việt Nam”

     Nhiều doanh nghiệp hàng đầu trong lĩnh vực Dệt May tại Đức đã mang đến các thông tin mới mẻ về các giải pháp công nghệ hàng đầu cũng như bối cảnh, tiềm năng phát triển ngành Dệt May thông qua hội thảo “Công nghệ Đức đáp ứng ngành Dệt May Việt Nam” diễn ra vào ngày 5/7/2024 tại Trường Đại học Bách khoa. Chương trình được hỗ trợ bởi Bộ Kinh tế và Bảo vệ Khí hậu CHLB Đức, đơn vị tổ chức là VDMA (Hiệp hội máy dệt Đức), Phòng Công nghiệp và Thương mại Đức tại Việt Nam (AHK) và trường ĐH Bách khoa chủ trì.

 

     Hội thảo có sự góp mặt của đại diện của Bộ Kinh tế và Bảo vệ Khí hậu CHLB Đức, Phòng Công nghiệp và Thương mại Đức tại Việt Nam (AHK Việt Nam), Hiệp hội Máy dệt Đức VDMA và đại diện các doanh nghiệp Đức cùng các thầy, cô và sinh viên ngành Kỹ thuật Dệt, Công nghệ Dệt May Trường Đại học Bách khoa.

     Trong lần đến thăm Việt Nam này, đoàn đại biểu từ Đức đã tổ chức liên tiếp hội thảo về Thiết bị và Phụ kiện Dệt may tại Hà Nội vào ngày 02/7 và TP.HCM vào ngày 04/7/2024. Đến với Trường Đại học Bách khoa trong ngày 05/7, phái đoàn đã có buổi giao lưu với nhiều chia sẻ thú vị đến hơn 70 giảng viên, sinh viên, cựu sinh viên ngành dệt may, cơ khí và một số doanh nghiệp Việt Nam về hầu hết các công đoạn trong dây chuyền dệt bao gồm: kéo sợi, đan, dệt, nhuộm, hoàn thiện và kiểm tra đảm bảo chất lượng thành phẩm.

Đại diện doanh nghiệp lần lượt có bài trình bày về điểm nhấn nổi bật của các giải pháp công nghệ.

     Tại đây, đại diện các doanh nghiệp hàng đầu Đức như Saurer, Textechno, Welker, JKS, WEKO, Monforts,…. đã lần lượt trình bày những đột phá và các giải pháp công nghệ tiên tiến mà nhờ áp dụng chúng, việc sản xuất và nâng cao chất lượng sản phẩm tại các đơn vị này diễn ra hiệu quả hơn. Thông qua đó, doanh nghiệp có thể nhanh chóng đáp ứng nhu cầu thị trường và kịp thời thích nghi với sự chuyển dịch của ngành Dệt May theo hướng bền vững, tự động hóa và số hóa.

     Thông qua những bài chia sẻ sinh động từ đại diện doanh nghiệp, ông Jan Bietendorf, Bộ Kinh tế và Bảo vệ Khí hậu CHLB Đức mong rằng các bạn sinh viên có thể nắm bắt những xu hướng phát triển mới nhất của ngành Dệt May nói chung và tại các doanh nghiệp Đức nói riêng, từ đó nhìn thấy định hướng cho con đường sự nghiệp tương lai.

Sinh viên, học viên, đại diện doanh nghiệp Việt Nam trao đổi với diễn giả tại Hội thảo.
     Sau khi lắng nghe và thảo luận trực tiếp cùng các chuyên gia, các bạn sinh viên đã có góc nhìn tổng quan hơn về ngành và tiềm năng ngành nghề, đồng thời hiểu thêm những ứng dụng khoa học công nghệ vào phát triển máy móc và tối ưu quy trình công việc, mang đến cơ hội việc làm và xây dựng sự nghiệp cho cử nhân kỹ thuật Dệt và công nghệ Dệt, May trong tương lai.
Ông Jan Bietendorf, đại diện Bộ Kinh tế và Bảo vệ Khí hậu CHLB Đức phát biểu tại Hội thảo.
PGS. TS. Nguyễn Quốc Chí – Phó Trưởng khoa Cơ khí phát biểu chào mừng đoàn phái đoàn từ Đức.
Đôi lời chia sẻ từ ông Boris Abadjieff đến từ Hiệp hội Máy dệt Đức VDMA và PGS.TS.Bùi Mai Hương.
Sinh viên, học viên, đại diện doanh nghiệp Việt Nam trao đổi với diễn giả tại Hội thảo.
Bài chia sẻ “Những thành phần nhỏ – Sức ảnh hưởng lớn” từ ông Klaus Zimmermann, công ty Saurer Texparts.
Sinh viên, học viên, đại diện doanh nghiệp Việt Nam trao đổi với diễn giả tại Hội thảo.

Trường ĐH Bách Khoa, ĐHQG-HCM

Scroll to Top