KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ

Nghiệm thu đề tài cấp ĐHQG loại B tại Viện MT&TN: Ứng dụng mô hình DRASTIC trên nền tảng công nghệ GIS phân vùng tổn thương các tầng chứa nước dưới đất vùng ven biển Đông Nam Bộ, Việt Nam

1.

Tên đề tài:

Ứng dụng mô hình DRASTIC trên nền tảng công nghệ GIS phân vùng tổn thương các tầng chứa nước dưới đất vùng ven biển Đông Nam Bộ, Việt Nam

2.

Mã số

562-2022-24-01

3.

Chủ nhiệm đề tài:

TS. Nguyễn Hải Âu

Nhóm nghiên cứu gồm: 03 TS, 02 ThS và 01 KS

4.

Đơn vị:

Viện Môi trường và Tài nguyên, ĐHQG-HCM

5.

Lĩnh vực:

Khoa học Trái đất và Môi trường

6.

Loại hình :

Nguyên cứu cơ bản

7.

Thời gian thực hiện:

Theo hợp đồng: 24 tháng (02/2022-02/2024). Thực tế đến tháng 06/2024

8.

Kinh phí nghiên cứu:

550 triệu đồng

9

Thời gian nghiệm thu

Ngày 14 tháng 06 năm 2024

10

Chủ tịch Hội đồng và quyết định thành lập HĐ

GS.TS. Lê Thanh Hải (đơn vị Viện Môi trường và Tài nguyên, ĐHQG-HCM) theo Quyết định 621/QĐ-ĐHQG ngày 12/06/2024 của Giám đốc ĐHQG-HCM.

11.

Nội dung thực hiện

(chi tiết theo nội dung thực hiện/đăng ký; không quá  800 từ)

– Nội dung 1: Thu thập tài liệu, xử lý số liệu, tính toán và thành lập bản đồ các thông số mô hình (D, A, S, T, I, C).

. Kết quả: Bộ số liệu và bản đồ phân vùng giá trị các thông số mô hình (D, A, S, T, I, C, LU).

– Nội dung 2: Phân tích ảnh viễn thám, tính toán lượng bốc thoát hơi tiềm năng và thành lập bản đồ phân vùng lượng bổ cập (R) tầng chứa nước Pleistocen (giữa – trên).

. Kết quả: Bản đồ phân vùng thấm/không thấm bề mặt, lượng bổ cập của tầng chứa nước dưới Pleistocen (giữa – trên) trong khu vực nghiên cứu.

– Nội dung 3: Xây dựng bộ trọng số (Weight) cho từng thông số đầu vào DRASTIC bằng AHP và Entropy.

. Kết quả: Bộ dữ liệu trọng số theo phương pháp Entropy và phương pháp AHP.

– Nội dung 4: Thành lập bản đồ tổn thương DRASTIC với trọng số phù hợp (AHP, Entropy) trên nền tảng GIS.

. Kết quả: Bản đồ phân vùng tổn thương theo phương pháp DRASTIC và DRASTIC mở rộng với lớp sử dụng đất và thay đổi trọng số trên nền tảng GIS của tầng chứa nước Pleistocen (giữa – trên) vùng nghiên cứu.

– Nội dung 5: Đề xuất các giải pháp thích ứng hướng đến khai thác sử dụng bền vững tài nguyên nước dưới đất vùng nghiên cứu.

. Kết quả: Các giải pháp thích ứng hướng đến khai thác sử dụng bền vững tài nguyên nước dưới đất.

12.

Kết quả

* Sản phẩm mềm: Báo cáo tổng kết/ báo cáo tóm tắt kết quả nghiên cứu của đề tài được chuẩn bị tốt, đầy đủ nội dung, cấu trúc phù hợp và giải quyết được các nội dung nghiên cứu.

* Sản phẩm cứng: Không.

* Sản phẩm đào tạo và khoa học:

. 02 bài báo (Q2): 01 bài đăng trên tạp chí Environmental Earth Sciences (IF = 3.119) và 01 bài đăng trên tạp chí Irrigation and Drainage (IF = 1.9).

. 01 bài báo đăng trên IOP Conf. Series: Earth and Environmental Science thuộc danh mục Scopus.

. 02 bài báo đăng trên tạp chí Phát triển KHCN ĐHQG-HCM

. 01 bài báo đăng trên tạp chí Khí tượng thủy văn.

. Đào tạo: Hỗ trợ đào tạo 03 Học viên Thạc sĩ chuyên ngành Quản lý Tài nguyên và Môi trường tại Viện Môi trường và Tài nguyên, ĐHQG-HCM.

13.

Hình ảnh giới thiệu kết quả (1-2 hình tiêu biểu)

Hình 1. Tính dễ bị tổn thương tầng chứa nước Pleistocen giữa – trên, vùng ven biển Đông Nam Bộ, Việt Nam

Hình 2. Mật độ bề mặt không thấm tại vùng ven biển Đông Nam Bộ, Việt Nam năm 2009

Hình 3. Mật độ bề mặt không thấm tại vùng ven biển Đông Nam Bộ, Việt Nam năm 2020

14.

Thông tin liên hệ CNĐT

Email: vthttdl@hcmier.edu.vn;  Điện thoại: 0989.115.280

15.

Liên hệ ĐHQG-HCM

Ban Khoa học và Công nghệ (Phòng 309, NĐH) và Trang điện tử thông tin về hoạt động KH&CN (https://research.vnuhcm.edu.vn/)

Viện Môi trường và Tài nguyên, ĐHQG-HCM
Ngày 25 tháng 06 năm 2024

Scroll to Top