KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ

Lịch nghiệm thu đề tài cấp ĐHQG loại B tháng 06/2024 – Viện Môi trường và Tài nguyên: Ứng dụng mô hình DRASTIC trên nền tảng công nghệ GIS phân vùng tổn thương các tầng chứa nước dưới đất vùng ven biển Đông Nam Bộ, Việt Nam

Thời gian: tháng 06/2024

Địa điểm: Phòng Họp – Viện Môi trường và Tài nguyên – 142 Tô Hiến Thành, Quận 10, TP.HCM.

Đơn vị: Viện Môi trường và Tài nguyên

Mã số đề tài: 562-2022-24-01

Tên đề tài: Ứng dụng mô hình DRASTIC trên nền tảng công nghệ GIS phân vùng tổn thương các tầng chứa nước dưới đất vùng ven biển Đông Nam Bộ, Việt Nam

Chủ nhiệm đề tài: TS. Nguyễn Hải Âu

Quyết định nghiệm thu số  ngày của Giám đốc ĐHQG-HCM; 

Chủ tịch Hội đồng: 

Tóm tắt

Trong nghiên cứu này trình bày kết quả áp dụng DRASTIC và DRASTIC mở rộng với lớp sử dụng đất được bổ sung vào khung phương pháp, cùng với trọng số được thay đổi thông qua phương pháp phân tích thứ bậc (AHP) và Entropy để đánh giá mức độ dễ bị tổn thương của tầng chứa nước Pleistocen (giữa – trên) vùng ven biển Đông Nam Bộ, phản ánh đặc điểm địa chất, địa chất thủy văn khu vực và thể hiện rõ mức độ quan trọng của các thông số thành phần. Phản ánh tốt hơn ảnh hưởng độ nông sâu mái tầng chứa nước, lượng bổ cập và thành phần lớp phủ bề mặt đến khả năng chống chịu ô nhiễm của nước dưới đất khu vực. Ngoài ra, khi bổ sung lớp hiện trạng sử dụng đất vào khung phương pháp càng phản ánh rõ ảnh hưởng của các hoạt động bề mặt có khả năng gây tổn thương đến tầng chứa nước bên dưới. So sánh các mô hình cho thấy DRASTIC mở rộng với trọng số thay đổi và lớp sử dụng đất được bổ sung nhằm xem xét tác động của hoạt động của con người đối với ô nhiễm là phù hợp và đáng tin cậy để đánh giá mức độ nhạy cảm của nước dưới đất. Trong đó, mô hình AHP-DRASTIC-LU tại TP. HCM cho thấy các huyện Củ Chi và Thủ Đức có mức độ dễ bị tổn thương cao do mực nước ngầm nông, bề mặt đất phù sa chiếm ưu thế, cát sỏi và lượng bổ cập đáng kể. Các yếu tố chính quyết định ô nhiễm là độ sâu của mực nước ngầm và việc sử dụng đất (nông nghiệp và nông thôn). Tương tự, mô hình DRASTIC-EN-LU tại tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu cũng cho thấy việc sử dụng đất (nuôi trồng thủy sản và trang trại làm muối) và độ sâu của mực nước ngầm là những yếu tố quan trọng quyết định tình trạng nhiễm mặn. Vùng dễ bị tổn thương cao phân bố ở vịnh Gành Rai, thành phố Vũng Tàu và vùng ven biển các huyện Long Điền và Đất Đỏ (khu vực cửa sông). Nghiên cứu chứng minh rằng việc điều chỉnh trọng số và tối ưu hóa tích hợp lớp sử dụng đất của mô hình tiêu chuẩn mang lại đánh giá chính xác hơn về tính dễ bị tổn thương của nước ngầm trong khu vực nghiên cứu.

Viện Môi trường và Tài nguyên, ĐHQG-HCM

Scroll to Top