Lịch nghiệm thu Đề tài cấp ĐHQG tháng 05/2024 – Trường ĐH Khoa học tự nhiên, ĐHQG-HCM
Tên nhiệm vụ | Mã số | Chủ nhiệm | Thời gian | Địa điểm |
Tách tinh thể nanocellulose và chế tạo màng bán thấm bionanocomposite từ chitosan kết hợp với nanocellulose và curcumin nhằm ứng dụng làm màng phủ vết thương | VL2020-18-05 | TS. Nguyễn Thái Ngọc Uyên | 10h00 28/5/2024 | Trường ĐH Khoa học tự nhiên, ĐHQG-HCM Số 227 Nguyễn Văn Cừ, Phường 4, Quận 5. |
Tóm tắt: Trong đề tài này, sợi tre được xử lý các thành phần vô định hình như hemicellulose, lignin và pectin bằng cách xử lý hóa học với kiềm 2% trong 72 giờ và NaClO 6%, sau đó sợi đã tẩy trắng được thủy phân bằng dung dịch acid sulfuric để thu tinh thể nanocellulose (CNC). Thủy phân với acid sulfuric nồng độ 56 – 64% trong 45 – 60 phút ở 45 – 55 oC. Các đặc trưng của CNC được phân tích bằng phương pháp phổ hồng ngoại biến đổi Fourier (FT-IR), nhiễu xạ tia X (XRD), phương pháp nhiệt trọng lượng (TGA), kính hiển vi điện tử truyền qua (TEM), kính hiển vi điện tử quét. CNC thu được được có hình cầu, kích thước từ 5 – 60 nm, độ kết tinh 75%. CNC dùng để chế tạo màng membrane nền chitosan để tạo bionanocomposite membrane bằng phương pháp đảo pha khô ướt. Màng CNC/CS membrane được ngâm trong 30 mL dung dịch curcumin nồng độ 102 – 168 mg/L. CNC/CS có 2 phr (part per hundred resin) NC có khả năng hấp phụ curcumin vào màng với dung lượng 179 mg/g. |
Tên nhiệm vụ | Mã số | Chủ nhiệm | Thời gian | Địa điểm |
Sự dịch chuyển các đặc trưng mưa mùa mưa trong bối cảnh biến đổi khí hậu đối với các vùng chuyên canh lúa khu vực đồng bằng sông Cửu Long | C2023-18-08 | PGS.TS. Đặng Trường An | Tháng 6/2024 (Dự kiến) | Trường ĐH Khoa học tự nhiên, ĐHQG-HCM Số 227 Nguyễn Văn Cừ, Phường 4, Quận 5.
|
Tóm tắt: Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) được biết đến là một trong hai vùng đồng bằng rộng lớn của Việt Nam. Sản xuất nông nghiệp chiếm 53.93% diện tích với trên 1.7 triệu hecta đất nông nghiệp, chiếm 56.13% sản lượng gạo xuất khẩu của Việt Nam. Sản xuất nông nghiệp đóng vai trò quan trọng trong chiến lược đảm bảo an ninh lương thực quốc gia. Tuy nhiên, những năm gần đây, ĐBSCL đang đối mặt với những thách thức ngày càng gia tăng do tác động của BĐKH đã gây ra các tác động tiêu cực đến đời sống của người dân trong khu vực. Các sự kiện thời tiết bất thường đã và đang gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến nhiều lĩnh vực đời sống. Chính vì thế, đề tài “Sự dịch chuyển các đặc trưng mưa mùa mưa trong bối cảnh biến đổi khí hậu đối với các vùng chuyên canh lúa khu vực ĐBSCL” được tiến hành với mục tiêu chính là xác định thời điểm bắt đầu, thời gian kéo dài và thời điểm kết thúc mưa mùa mưa trên toàn khu vực ĐBSCL dưới tác động của BĐKH. Để tiến hành nghiên cứu này, chúng tôi đã tiến hành thu thập, phân tích và đánh giá chuỗi dữ liệu mưa đầu vào bằng các phương pháp thống kê phi tham số. Các kết quả phân tích chuỗi dữ liệu mưa đầu vào sẽ được sàng lọc và lựa chọn chuỗi dữ liệu đạt chất lượng để tiến hành các phân tích chuyên sâu. Qua nghiên cứu, sự dịch chuyển các đặc trưng mưa mùa trong bối cảnh biến đổi khí hậu đối với các vùng chuyên canh lúa khu vực ĐBSCL đã phát hiện hiện xu thế thay đổi đáng kể của mưa hàng năm tại một số tỉnh ven biển, trong khi một số tỉnh nằm sâu trong đất liền như An Giang và Đồng Tháp lại ghi nhận xu thế tăng nhẹ lượng mưa hàng năm. Qua phân tích diễn biến xu thế mưa khu vực nghiên cứu cho thấy, trong suốt giai đoạn 1985-2022 khu vực ĐBSCL xảy ra hiện tượng thời tiết khô (thiếu ẩm) cao hơn so với thời tiết dư ẩm. Kết quả này có thể do tác động của biến đổi khí hậu, đặc biệt là trong 10 năm gần đây đã ghi nhận xuất hiện xu thế thời tiết khô (thiếu ẩm) luôn chiếm ưu thế trên toàn khu vực nghiên cứu. Đối với ngày bắt đầu, thời gian kéo dài và ngày kết thúc mùa mưa trên toàn khu vực ĐBSCL xuất hiện không đồng đều tại các tỉnh thành trong suốt giai đoạn nghiên cứu. Ngày bắt đầu, thời gian kéo dài và ngày kết thúc mùa mưa có xu hướng xuất hiện sớm vào những năm xảy ra hiện tượng La-Nina trong khi xuất hiện muộn vào những năm xảy ra hiện tượng El-Nino. |
Tên nhiệm vụ | Mã số | Chủ nhiệm | Thời gian | Địa điểm |
Nghiên cứu đặc điểm địa chất, thạch địa hóa và tuổi thành tạo magma một số vị trí tuyến thực tập Tp HCM- Đà Lạt – Nha Trang phục vụ hướng dẫn thực tập cho sinh viên năm 2 ngành Địa chất học | C2021-18-16 | ThS. Trịnh Nguyễn Hùng Vĩ | Tháng 6/2024 (Dự kiến) | Trường ĐH Khoa học tự nhiên, ĐHQG-HCM Số 227 Nguyễn Văn Cừ, Phường 4, Quận 5.
|
Tóm tắt: Kết quả phân tích đặc điểm địa chất, thạch học-khoáng vật, thạch địa hóa, tuổi thành tạo Ar-Ar và U-Pb của các thành tạo magma một số vị trí tuyến thực tập Tp HCM – Đà Lạt – Nha Trang cho phép xác định đặc điểm địa chất, thạch học-khoáng vật, thạch địa hóa, tuổi thành tạo của 07 khối magma basalt Tân Phú Đồng Nai, granitoid Cam Ly Đà Lạt, phu trào Bái Ái Ninh Thuận, phun trào Bãi Tiên Nha Trang, đai mạch Đèo Cậu Ninh Thuận, granit mũi Kê Gà Bình Thuận và granodiorit Ta Cú Bình Thuận. Kết quả nghiên cứu đặc điểm địa chất, thạch học-khoáng vật, thạch địa hóa, tuổi thành tạo Ar-Ar và U-Pb của 07 khối magma xâm nhập và các kết quả nghiên cứu địa tầng, magma, kiến tạo, tiến hóa kiến tạo của các nhà địa chất trong và ngoài nước về khu vực tuyến thực tập Tp HCM – Đà Lạt – Nha Trang cho phép tập thể tác giả biên hội bản đồ địa chất, lập bản đồ kiến tạo và khôi phục lịch sử tiến hóa kiến tạo khu vực đới Đà Lạt phục vụ hướng dẫn thực tập cho sinh viên năm 2 ngành Địa chất học.
|