KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ

Lịch nghiệm thu đề tài cấp ĐHQG-HCM tháng 05/2024 – Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn

STT

ĐỀ TÀI

1

Nghiệm thu Đề tài cấp ĐHQG-HCM với thông tin cụ thể như sau:
– Tên đề tài: Khả năng thích ứng trong công tác giảng dạy của giảng viên trước tác động của dịch COVID-19 (Nghiên cứu trường hợp Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn – Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh), Mã số: C2022-18b-08.
– Chủ nhiệm đề tài: TS. Nguyễn Thị Thùy Duyên.
– Đơn vị: Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn
– Mã số đề tài: C2022-18b-08
– Thời gian: 9 giờ 00 phút, ngày 13/7/2024
– Địa điểm: Phòng D.102, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, ĐHQG-HCM
– Quyết định nghiệm thu số: 343/QĐ-ĐHQG ngày 16/4/2024 của Giám đốc ĐHQG-HCM.
– Chủ tịch Hội đồng: PGS. TS. Nguyễn Hồng Sinh
Tóm tắt đề tài:
Dịch bệnh Covid-19 xuất hiện từ năm 2019 đến nay đã để lại những ảnh hưởng lớn đến mọi mặt của đời sống xã hội, trong đó có giáo dục đại học. Sự biến đổi của mô hình giảng dạy đại học, sau đại học từ trực tiếp sang trực tuyến trong thời kỳ giãn cách xã hội do dịch bệnh đã gây khó khăn không nhỏ trong đại bộ phận người lao động, đặc biệt là đội ngũ giảng viên trong việc thích ứng với hoạt động giảng dạy trực tuyến tại Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh (ĐH KHXH&NV, ĐHQG-HCM).
Mục tiêu nghiên cứu của đề tài là từ việc phân tích cơ sở lý luận chung của đề tài: khái niệm, lý thuyết về khả năng thích ứng, đặc điểm đội ngũ giảng viên và các đặc điểm về khả năng thích ứng trong công tác giảng dạy của giảng viên, đề tài xác định, phân tích những yếu tố ảnh hưởng đến khả năng thích ứng trong công tác giảng dạy của giảng viên Trường ĐH KHXH&NV,  ĐHQG-HCM.
Nghiên cứu sử dụng kết hợp phương pháp lô gich và lịch sử, phân tích và tổng hợp, phương pháp so sánh, hệ thống hóa trên cơ sở thế giới quan, phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử, phương pháp nghiên cứu định lượng, thực hiện phỏng vấn 356 giảng viên ĐH KHXH&NV, ĐHQG-HCM bằng bảng hỏi trực tuyến và trực tiếp. Dữ liệu sau khi thu thập được xử lý bằng phần mềm SPSS20. Những yếu tố ảnh hưởng đến khả năng thích ứng trong công tác giảng dạy của giảng viên bao gồm: (1) Yếu tố tâm lý (Psychology) ; (2) Thái độ (Attitude); (3) Công nghệ (Technology); (4) Hỗ trợ từ Nhà trường (University’s Support); (5) Mức độ tham gia của người học (Students’ participation); (6) Nhận thức (Perception). Theo đó 6 giả thuyết được xây dựng trên cơ sở mô hình nghiên cứu. Sau khi kiểm tra độ tin cậy của thang đo bằng Cronbach’s Alpha và phân tích khám phá nhân tố EFA, còn lại bốn giả thuyết được kiểm định và đạt độ tin cậy cao. Kết quả phân tích hồi quy đa biến đã xác định được ba yếu tố, trong đó 3 yếu tố bao gồm (1) Thái độ (Attitude); (2) Công nghệ (Technology); (3) Hỗ trợ từ Nhà trường (University’s Support) đều có tác động dương đến khả năng thích ứng trong công tác giảng dạy của giảng viên.
Từ kết quả nghiên cứu, đề tài đề xuất giải pháp nâng cao khả năng thích ứng trong công tác giảng dạy của giảng viên Trường ĐH KHXH&NV – ĐHQG-HCM trong những điều kiện biến đổi do dịch bệnh nói riêng và những thay đổi trong phương thức giảng dạy nói chung.

 2

 Nghiệm thu Đề tài cấp ĐHQG-HCM với thông tin cụ thể như sau:
– Tên đề tài: Động lực làm việc của giảng viên Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh
– Mã số: C2022-18b-12
– Chủ nhiệm: PGS. TS. Nguyễn Thị Thúy Dung
– Dự kiến nghiệm thu tháng 05/2024
– Thời gian: ……giờ …… phút, ngày ……….tháng …..năm.
– Địa điểm: Phòng ………., Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, ĐHQG-HCM
– Quyết định nghiệm thu số: …………./QĐ-ĐHQG ngày ……………. của Giám đốc ĐHQG-HCM.
– Chủ tịch Hội đồng: ……………………………….
Tóm tắt đề tài:
Đề tài hệ thống hóa và phát triển lí luận về động lực làm việc của giảng viên đại học: các khái niệm; vai trò của động lực làm việc; các nhiệm vụ cơ bản của giảng viên đại học và biểu hiện của động lực làm việc trong quá trình giảng viên thực hiện nhiệm vụ; các yếu tố khách quan và chủ quan ảnh hưởng đến động lực làm việc của giảng viên đại học. Nghiên cứu thực tiễn được thực hiện với phương pháp khảo sát bằng bảng hỏi và phỏng vấn giảng viên từ 6 trường thành viên của Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh. Nhìn chung, giảng viên có biểu hiện động lực làm việc khá cao, tuy nhiên, không đồng đều trong thực hiện các loại nhiệm vụ. Giảng viên có động lực cao trong nhóm nhiệm vụ giảng dạy và đào tạo, nhưng mức độ động lực thấp hơn trong nghiên cứu khoa học, trong phục vụ cộng đồng và các nhiệm vụ khác. Động lực trong thực hiện các công việc cụ thể thuộc phạm vi từng nhóm nhiệm vụ nêu trên cũng không đồng đều. Động lực của giảng viên cũng khác nhau theo tuổi tác, giới tính, thâm niên giảng dạy đại học, chức danh nghề nghiệp, học hàm, học vị, trường và khối trường. Có 2 yếu tố chủ quan và 8 yếu tố khách quan ảnh hưởng đến động lực làm việc của giảng viên Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh, chia thành 3 loại ảnh hưởng: Ảnh hưởng trực tiếp hoàn toàn; ảnh hưởng trực tiếp một phần, phần còn lại chia sẻ qua trung gian; ảnh hưởng gián tiếp hoàn toàn, tức toàn bộ ảnh hưởng đều thông qua trung gian. Yếu tố chủ quan (nhận thức, tình cảm, thái độ của giảng viên) chính là trung gian mà thông qua đó, các yếu tố khách quan tác động đến động lực làm việc của giảng viên (qua trung gian một phần/ qua trung gian hoàn toàn).
Trên cơ sở nghiên cứu lí luận và thực tiễn, đề tài đề xuất cho lãnh đạo các trường thành viên của Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh 2 nhóm biện pháp nâng cao động lực làm việc cho giảng viên: Nhóm biện pháp chú trọng công tác tư tưởng (tác động vào nhận thức, tình cảm của giảng viên đối với nghề nghiệp và các nhiệm vụ nghề nghiệp); nhóm biện pháp chú trọng xây dựng và thực thi các chính sách (tác động vào tình cảm, thái độ của giảng viên đối với trường đại học nơi giảng viên làm việc.

Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, ĐHQG-HCM

Scroll to Top