KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ

Nghiệm thu đề tài cấp ĐHQG-HCM loại C tại Trường Đại học Quốc tế: Anten Thấu Kính Có Độ Lợi Cao, Điều Khiển Hướng Bức Xạ Bằng Điện Tử, Cho Các Ứng Dụng Làm Việc Tại Dải Tần X-Band

1.

Tên đề tài:

Anten Thấu Kính Có Độ Lợi Cao, Điều Khiển Hướng Bức Xạ Bằng Điện Tử, Cho Các Ứng Dụng Làm Việc Tại Dải Tần X-Band

2.

Mã số

C2022-28-05

3.

Chủ nhiệm đề tài:

PGS.TS. Nguyễn Bình Dương

Nhóm nghiên cứu gồm: 01 PGS.TS, 01 TS và 01 ThS.

4.

Đơn vị:

Trường Đại học Quốc tế , Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh

5.

Lĩnh vực:

Điện – Điện tử

6.

Loại hình :

Nguyên cứu cơ bản

7.

Thời gian thực hiện:

 24 tháng

8.

Kinh phí nghiên cứu:

80 triệu đồng

9

Thời gian nghiệm thu

Ngày 16 tháng 4 năm 2024

10

Chủ tịch Hội đồng và quyết định thành lập HĐ

TS. Trịnh Xuân Dũng (Trường Đại học Bách Khoa, ĐHQG-HCM) theo Quyết định 285/QĐ-ĐHQG. ngày 31/03/2024 của Giám đốc ĐHQG-HCM.

11.

Nội dung thực hiện

(chi tiết theo nội dung thực hiện/đăng ký; không quá  800 từ)

Nội dung 1:

– Khảo sát, nghiên cứu, đánh giá các công bố khoa học liên quan.

-Tính toán lý thuyết kết hợp mô phỏng nhằm đưa ra phần tử anten thấu kính phẳng. Tối ưu phần tử thấu kính.

– Chế tạo và đo đạc sơ bộ phần tử thấu kính phẳng với phần tử chuyển mạch lý tưởng nhằm kiểm tra lý thuyết.

Kết quả:

– Thông qua tính toán lý thuyết và mô phỏng, phần tử anten thấu kính đã được tối ưu.

– Một mẫu thử anten thấu kính phẳng thụ động đã được chế tạo với các phần tử chuyển mạch lý tưởng đã được chế tạo và đo đạc.

Nội dung 2:

– Lựa chọn phần tử PIN diode phù hợp với phần tử thấu kính.

– Chế tạo, đo đạc khả năng điều khiển pha thông qua điều khiển phần tử PIN diode.

– Chuẩn bị bài báo cáo khoa học.

Kết quả:

– Phần tử PIN diode đã được chọn và mô phỏng phù hợp với yêu cầu kỹ thuật.

– Phần tử thấu kính đã được chế tạo. Kết quả đo đạc chứng minh khả năng đổi pha của phần tử và tiêu hao đường truyền thấp.

Nội dung 3:

– Chế tạo anten thấu kính.

– Chế tạo hệ thống điều khiển

– Đo đạc các thông số của anten

Kết quả:

– Anten thấu kính chủ động và hệ thống điều khiển đã được chế tạo. Các thông số của anten đã được đo đạc thành công.

– Để hoàn thành nội dung này, nhóm nghiên cứu đã chế tạo thành công các anten thấu kính thụ động để đánh giá kết quả lý thuyết trước khi chế tạo anten chủ động. Các anten thấu kính thụ động là các bước trung gian cần thiết trong quá trình nghiên cứu. 

– Bài báo đã được chấp nhận đăng tại tạp chí Journal of Communications (Q3)

12.

Kết quả

* Sản phẩm mềm: Không.

* Sản phẩm cứng:

Sản phẩm cứng của đề tài đã được chế tạo thành công:

– 01 Prototype anten thấu kính dạng thụ động hoạt động dải tần X-band. Anten thấu kính này được chế tạo với mục tiêu nhằm kiểm chứng lý thuyết của phần tử thấu kính được nhóm đề xuất và và công nghệ chế tạo anten thấu kính tại Tp. Hồ Chí Minh.

– 01 Prototype anten thấu kính sử dụng passive switches (phần tử chuyển mạch lý tưởng) nhằm khẳng định khả năng điều khiển hướng bức xạ bằng việc thay đổi trạng thái phần tử chuyển mạch. Đánh giá bước đầu về ưu điểm, nhược điểm của phần tử thấu kính được đề xuất.

– 01 Prototype anten thấu kính phẳng làm việc tại dải tần X-band. Đây là sản phẩm chính của đề tài. Chỉ tiêu đánh giá: Điều khiển được hướng bức xạ

So với cam kết là 01 Prototype anten thấu kính phẳng làm việc tại dải tần X-band và có khả năng điều khiển được hướng bức xạ bằng điện tử thì nhóm đã chế tạo thành công 3 anten thấu kính. Hai Prototype anten thấu kính đầu tiên là tiền đề và là cơ sở để nhóm nghiên cứu chế tạo thành công Prototype anten thấu kính thứ 3 và là sản phẩm cam kết trong đề tài.

* Sản phẩm khoa học:

Sản phẩm nghiên cứu đã đăng ký là 01 bài báo tạp chí thuộc danh mục Scopus. Bài báo đã được chấp nhận đăng trên tạp chí Journal of Communication (tạp chí Q3). Tên bài báo: “Transmitarray Antenna Based on Low-Profile Multi-resonance C-patch and C-slot Elements”. Tác giả: Minh Thien Nguyen, Linh Mai, Binh Duong Nguyen.

Ngoài ra, nhóm nghiên cứu đang hoàn thiện một bài báo khác và dự kiến sẽ nộp tạp chí thuộc nhóm Q1.

13.

Hình ảnh giới thiệu kết quả (1-2 hình tiêu biểu)


14.

Thông tin liên hệ CNĐT

Email: nbduong@hcmiu.edu.vn

15.

Liên hệ ĐHQG-HCM

Ban Khoa học và Công nghệ (Phòng 309, NĐH) và Trang điện tử thông tin về hoạt động KH&CN (https://research.vnuhcm.edu.vn/)


Trường ĐH Quốc tế, ĐHQG-HCM 

Scroll to Top