KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ

Lịch họp Hội đồng đánh giá nghiệm thu đề tài cấp ĐHQG-HCM loại C tháng 3/2024 - KHOA Y

STT

Đề tài

1

Thời gian: Tháng 3 năm 2024

Địa điểm: Phòng 202, Nhà hành chính YA1, Khoa Y.

Đơn vị: Khoa  Y

Mã số đề tài: C2022-44-02

Tên đề tài: Đặc điểm viêm phổi cộng đồng có nhiễm RSV, Adenovirus ở trẻ từ 2 tháng đến 59 tháng tuổi nằm phòng cấp cứu khoa Hô hấp Bệnh viện Nhi đồng 1.

Chủ nhiệm đề tài: 

Tóm tắt: Viêm phổi mắc phải cộng đồng là một bệnh lý đường hô hấp phổ biến ở mọi lứa tuổi, đặc biệt ở trẻ em dưới 5 tuổi. Tần suất mắc bệnh, tỷ lệ nhập viện do viêm phổi còn cao, đồng thời cũng là nguyên nhân tử vong cao nhất ở trẻ em. Có nhiều nguyên nhân gây ra viêm phổi trong đó nguyên nhân do vi rút chiếm tỉ lệ đáng kể, theo nghiên cứu của S. Kouni và cộng sự đồng nhiễm nhiều loại vi rút ở trẻ viêm nhiễm hô hấp cấp tính chiếm tỉ lệ 42,5%. Theo Y văn và nhiều nghiên cứu vi rút là nguyên nhân phổ biến nhất của nhiễm trùng hô hấp dưới cấp tính, vi rút hợp bào hô hấp (Respiratory syncytial virus: RSV) chiếm tỉ lệ cao nhất ở trẻ nhũ nhi, và đặc biệt trẻ dưới 6 tháng tuổi, ngoài ra những vi rút khác như Adenovirus (AdV), influenza, parainfluenza, rhinovirues, human metapneumovirus cũng là những nguyên nhân quan trọng gây viêm đường hô hấp dưới cấp tính, đặc biệt AdV được biết là nguyên nhân thường gặp thứ 2 sau RSV. Carlos E nghiên cứu từ năm 2009-2011 ghi nhận có 2.267 trẻ nhiễm trùng hô hấp dưới trong đó nguyên nhân do RSV là 87,8%, do AdV là 9%, và nhiễm RSV và AdV khoảng 3,1%. Trong một số trường hợp nhiễm trùng do AdV gây bệnh nặng hơn RSV, là nguyên nhân của viêm phổi nặng và kéo dài cần nằm đơn vị hồi sức để hỗ trợ hô hấp, đồng thời dễ lây lan và đặc biệt chưa có vaccine phòng ngừa

Kết quả cho thấy đồng nhiễm VK-VR (vi rút-vi khuẩn) chiếm tỷ lệ cao trong VP (viêm phổi) trẻ nhỏ dưới 2 tuổi trong nhiễm S.pneumoniae và RSV chiếm tỷ lệ cao nhất. VPCĐ (viêm phổi cộng đồng) nặng thở oxy có khò khè nên nghĩ tác nhân RSV, VPCĐ nặng thở oxy lâm sàng có sốt cao thời gian sốt kéo dài, BC (bạch cầu) tăng cao, tăng men gan, thời gian điều trị kéo dài bên cạnh tác nhân vi khuẩn kháng thuốc cần nghĩ đến tác nhân phối hợp là AdV. Trong những trường hợp VPCĐ nặng có thở oxy nên thực hiện test nhanh tìm vi rút từ đó có kế hoạch phân luồng điều trị giúp hạn chế lây lan

Link báo cáo online (nếu có):

Khoa Y, ĐHQG-HCM

Scroll to Top