KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ

LỊCH BÁO CÁO ĐỀ TÀI CẤP ĐHQG-HCM CỦA PHÂN HIỆU ĐHQG-HCM TẠI TỈNH BẾN TRE

Tháng 3 năm 2024

Đơn vị: Phân hiệu ĐHQG-HCM tại tỉnh Bến Tre

STT

Đề tài

1

Thời gian:

Địa điểm:

Đơn vị: Phân hiệu ĐHQG-HCM tại tỉnh Bến Tre

Mã số đề tài: C2021-54-01

Tên đề tài: Nghiên cứu cường độ, cấp phối hỗn hợp đất trộn ximăng, cát và phụ gia (ECO-CSB và ECO-CSSB) để gia cố nền đất yếu bị nhiễm mặn khu vực tỉnh Bến Tre

Chủ nhiệm đề tài: ThS. Đào Phú Yên

Tóm tắt: Ứng dụng hỗn hợp đất – xi măng để xử lý nền đất yếu là một giải pháp hiệu quả và đang được áp dụng rộng rãi ở nhiều nước trên thế giới. Tại Việt Nam, phương pháp này cũng đã được sử dụng trong nhiều công trình, đặc biệt là ở các khu vực có nền đất yếu như vùng ven sông, ven biển. Hỗn hợp đất – xi măng được tạo thành từ đất tự nhiên và xi măng. Khi xi măng trộn với đất, các hạt xi măng sẽ phản ứng với nước và các chất khoáng trong đất, tạo thành một chất kết dính cứng chắc. Sự polime hóa của vật liệu này tương đương với thời gian đóng rắn của xi măng. Bài viết này tập trung nghiên cứu việc trộn vật liệu đất và xi măng để gia cố nền đất yếu ở tỉnh Bến Tre. Thay vì chỉ sử dụng xi măng để gia cố, bài báo đề xuất bổ sung thêm cát và phụ gia ECO-CSB vào hỗn hợp đất-xi măng. Kết quả thực nghiệm cho thấy khi thêm cát và phụ gia vào thì độ cứng và khả năng chịu tải của nền đất yếu tăng lên đáng kể. Phương pháp này đặc biệt phù hợp để xử lý đất yếu bị nhiễm mặn ở tỉnh Bến Tre. Khi bổ sung phụ gia ECO-CSB cho đất không nhiễm mặn, lượng xi măng cần thiết giảm 30% mà vẫn đảm bảo cường độ chịu nén một trục so với khi chỉ sử dụng xi măng.

Link báo cáo online (nếu có):

Phân hiệu ĐHQG-HCM tại tỉnh Bến Tre

Scroll to Top