KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ

Nghiệm thu đề tài cấp ĐHQG loại B tại Viện NT&TN: Đánh giá khả năng ứng dụng giải pháp đập di động để ứng phó với xâm nhập mặn và hạn hán ở Đồng bằng sông Cửu Long​

1. Tên đề tài: Đánh giá khả năng ứng dụng giải pháp đập di động để ứng phó với xâm nhập mặn và hạn hán ở Đồng bằng sông Cửu Long
2. Mã số B2021-24-01
     
3. Chủ nhiệm đề tài:

PGS.TS. Châu Nguyễn Xuân Quang

Nhóm nghiên cứu gồm: 01 PGS. TS, 02 TS, 04 NCS.ThS và 01 CN

4. Đơn vị: Viện Môi trường và Tài nguyên, ĐHQG-HCM
5. Lĩnh vực: Khoa học Trái đất và Môi trường
6. Loại hình : Nguyên cứu  cơ bản
7. Thời gian thực hiện: Theo hợp đồng: 24 tháng (2021-2023). Thực tế đến tháng 12/2023
8. Kinh phí nghiên cứu: 650 triệu đồng
9 Thời gian nghiệm thu Ngày 8 tháng 01 năm 2024
10 Chủ tịch Hội đồng và quyết định thành lập HĐ GS.TS. Nguyễn Kim Lợi (đơn vị trường Đại học Nông Lâm TP.HCM) theo Quyết định 1856/QĐ-ĐHQG ngày 28/12/2023 của Giám đốc ĐHQG-HCM.
11.

Nội dung thực hiện

(chi tiết theo nội dung thực hiện/đăng ký; không quá  800 từ)

– Nội dung 1: Thu thập, tổng hợp và điều tra và đo đạc thực địa bổ sung dữ liệu.

Kết quả: đề tài đã tiến hành thu thập và điều tra bổ sung các số liệu sau: (1) Thu thập và tổng hợp dữ liệu phục vụ nghiên cứu; (2) Phân tích nội nghiệp và khảo sát thực địa nhằm đề xuất vị trí triển khai công trình đập di động; (3) Phân tích nội nghiệp và thực địa điều tra bổ sung cống ngăn mặn ven biển và đê bao, công trình thủy lợi ven sông Tiền, sông Hậu.

– Nội dung 2: Mô phỏng xác định vị trí, quy mô và hiệu quả giảm nhẹ xâm nhập mặn và hạn hán của công trình đập di động.

Kết quả: Xác định được vị trí, kích thước công trình đập di động tại các cửa sông chính, dọc theo sông Tiền, sông Hậu và hiệu quả giảm xâm nhập mặn và khả năng lấy nước vào khu vực nội đồng để giảm nhẹ hạn hán của hệ thống công trình đập di động bằng mô hình thủy động lực và chất lượng nước. Cụ thể như sau: (1) Thiết lập các kịch bản tính toán (quy mô, vị trí công trình, điều kiện biên thượng lưu/ hạ lưu); (2) Cập nhật mô hình thủy lực và chất lượng nước 1D; (3) Mô phỏng tính toán đề xuất phương án công trình tối ưu để giảm nhẹ xâm nhập mặn; (4) Mô phỏng tính toán đề xuất phương án công trình tối ưu để dâng cao mực nước chống hạn hệ thống sông.

– Nội dung 3: Đề xuất lộ trình triển khai và các giải pháp công nghệ đập di động khả thi.

Kết quả: (1) Mô phỏng tính toán đề xuất lộ trình triển khai hệ thống đập di động; (2) Tổng quan các công nghệ đập di động trên thế giới; (3) Đề xuất các công nghệ đập di động phù hợp với ĐBSCL.

– Nội dung 4: Đánh giá nguy cơ sạt lở bờ sông do tác động dâng cao mực nước của hệ thống đập di động.

Kết quả: Đánh giá được những nguy cơ sạt lở bờ sông do tác động dâng cao mực nước trong khi vận hành hệ thống đập di động, với các kết quả cụ thể như sau: (1) Xác định các mặt cắt tính toán điển hình và thu thập các tài liệu địa hình địa chất phục vụ tính toán ổn định mái dốc; (2) Thiết lập các mô hình tính toán ổn định mái dốc bằng phần mềm Geo-Slope tại các mặt cắt điển hình; (3) Phân tích đánh giá tác động của dâng cao mực nước trong hệ thống sông đến khả năng sạt lở bờ sông (chủ yếu tập trung ở sông Tiền, sông Hậu).

– Nội dung 5: Đánh giá sơ bộ tác động của hệ thống công trình đến môi trường nước và thủy sinh.

Kết quả: Nhận  định sơ bộ những tác động có thể thấy trước của hệ thống công trình đến môi trường nước và thủy sinh trong hệ thống sông rạch chính khi triển khai công trình, với các kết quả cụ thể: (1) Đánh giá sơ bộ tác động của hệ thống công trình đập di động đến môi trường nước trong hệ thống sông rạch; (2) Đánh giá sơ bộ tác động của hệ thống công trình đập di động đến hệ thủy sinh trong hệ thống sông rạch chính

12. Kết quả

* Sản phẩm mềm: Báo cáo tổng kết/ báo cáo tóm tắt kết quả nghiên cứu của đề tài được chuẩn bị tốt, đầy đủ nội dung, cấu trúc phù hợp và giải quyết được các nội dung nghiên cứu.

* Sản phẩm cứng: Không.

* Sản phẩm đào tạo và khoa học:

. 02 bài báo (Q1): 01 bài đăng trên tạp chí Environmental Technology & Innovation (IF = 7.451) và 01 bài đăng trên tạp chí Communications Earth & Environment (IF = 7.9).

. 02 bài báo đăng trên tạp chí trong nước (thuộc danh mục tính điểm của các hội đồng học hàm): 01 bài trên tạp chí Khí tượng thủy văn và 01 bài trên tạp chí Phát triển Khoa học công nghệ – Khoa học Trái đất và Môi trường.

. 02 bài báo Hội thảo Quốc tế (thuộc danh mục Scopus): 01 bài trong kỷ yếu “The Third International Conference on Sustainable Civil Engineering and Architecture 2023” và 01 bài trong kỷ yếu IOP Earth and Environmental Science (EES) của “The National Conference on GIS Application 2023”.

. Đào tạo: Hỗ trợ đào tạo 02 Nghiên cứu sinh bảo vệ thành công 01 chuyên đề/NCS (Trường Đại học Bách Khoa, ĐHQG-HCM) và đào tạo 01 Học viên Thạc sĩ chuyên ngành Quản lý Tài nguyên và Môi trường tại Viện Môi trường và Tài nguyên, ĐHQG-HCM.

13. Hình ảnh giới thiệu kết quả (1-2 hình tiêu biểu)

 

Hình 1. Sự thay đổi mực nước bình quân tại Kratie dưới tác động của hoạt động thủy điện thượng nguồn

Hình 2. Xu thế gia tăng nồng độ mặn tại trạm Trà Vinh trên sông Tiền

Hình 3. Hiệu quả dâng cao mực nước tại kênh An Bình (Đồng Tháp Mười) tại các ngưỡng vận hành đập di động

14. Thông tin liên hệ CNĐT Email: phongthkhhcmier@gmail.com;  Điện thoại: 028.38637044
15. Liên hệ ĐHQG-HCM Ban Khoa học và Công nghệ (Phòng 309, NĐH) và Trang điện tử thông tin về hoạt động KH&CN (https://research.vnuhcm.edu.vn/)

Viện Môi trường và Tài nguyên, ĐHQG-HCM
Ngày 12 tháng 01 năm 2024

Scroll to Top