KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ

Thông báo sinh hoạt lần 3 năm 2023 Câu lạc bộ Nghiên cứu liên ngành lĩnh vực khoa học xã hội và nhân văn

Thư mời

Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh trân trọng kính mời Quý Thầy/Cô đến tham dự:

BUI SINH HOT

CÂU LC B NGHIÊN CU LIÊN NGÀNH

TRONG LĨNH VC KHOA HC XÃ HI VÀ NHÂN VĂN

Lần 3, năm 2023

Thời gian:

08g00, Thứ Bảy, ngày 18 tháng 11 năm 2023

Địa điểm:

UEL Space – Không gian khởi nghiệp Trường Đại học Kinh tế – Luật, Số 669 Quốc lộ 1, Khu phố 3, phường Linh Xuân, Thủ Đức, TP.HCM.

Chủ đề

Nghiên cứu liên ngành, phản biện chính sách phục vụ xã hội Việt Nam

Rất hân hạnh được đón tiếp!

CHƯƠNG TRÌNH BUI SINH HOT

Thời gian

Nội dung

07:30 – 08:00

Đăng ký đại biểu và cafe buổi sáng.

08:00 – 08:05

Giới thiệu Diễn giả

08:05 – 08:20

Tham luận: “Tính liên ngành trong nghiên cứu tư vấn và phản biện chính sách kinh tế – xã hội”, PGS.TS. Trần Hùng Sơn, Viện trưởng Viện nghiên cứu phát triển công nghệ ngân hàng ĐHQG-HCM, Trường Đại học Kinh tế – Luật.

08:20 – 08:35

Tham luận: “Dự án các-bon cho rừng ngập mặn: một tiếp cận liên ngành và cơ hội từ Nghị quyết số 98/2023/QH15”, TS. Trịnh Thục Hiền – Phó trưởng Khoa Khoa Luật kinh tế, Phó Viện trưởng Viện Pháp luật quốc tế và so sánh, Trường Đại học Kinh tế – Luật.

08:35 – 10:00

10:00 – 10:10

Trao đổi

Tổng kết buổi sinh hoạt lần 3.

Quý Đại biểu vui lòng đăng ký tham dự trước ngày 10/11/2023 bằng cách quét mã bên cạnh hoặc liên hệ:

ThS. Nguyễn Thị Bích Thi,

Chuyên viên Ban Khoa học và Công nghệ, ĐHQG-HCM.

Kính mời quý thầy, cô và các nhà khoa học, người học tham dự/đăng ký báo cáo cho các buổi sinh hoạt của Câu lạc bộ.

Rất hân hạnh được đón tiếp!

THÔNG TIN BÁO CÁO VIÊN

PGS.TS. Trần Hùng Sơn hiện là giảng viên, Viện Trưởng Viện nghiên cứu phát triển công nghệ ngân hàng ĐHQG-HCM (IBT), Trường Đại học Kinh tế – Luật (UEL), ĐHQG-HCM. Ông nhận bằng tiến sĩ kinh tế chuyên ngành Tài chính – Ngân hàng tại Trường Đại học Kinh tế – Luật. Các lĩnh vực nghiên cứu bao gồm thị trường tài chính, tài chính phát triển (độ sâu tài chính, hiệu quả tài chính, ổn định tài chính và tiếp cận tài chính), tài chính toàn diện, tiền kỹ thuật số, công nghệ tài chính. PGS.TS. Trần Hùng Sơn có các nghiên cứu được công bố trên các tạp chí quốc tế uy tín thuộc danh mục Scopus/WoS. Ngoài ra, ông có nhiều kinh nghiệm trong việc thực hiện các đề tài của ĐHQG-HCM và đã nhận các giải thưởng nhóm nghiên cứu khoa học xuất sắc do ĐHQG-HCM trao tặng.

TÓM TẮT NỘI DUNG BÁO CÁO

TÍNH LIÊN NGÀNH TRONG NGHIÊN CỨU TƯ VẤN VÀ PHẢN BIỆN CHÍNH SÁCH KINH TẾ – XÃ HỘI

Nghiên cứu liên ngành là nghiên cứu tiếp cận một vấn đề từ nhiều góc độ chuyên ngành, trong đó sự đóng góp từ các ngành khác để đạt được kết quả mang tính tổng thể hoặc có hệ thống. Nghiên cứu tư vấn và phản biện chính sách kinh tế – xã hội của đất nước, của các ngành, của các địa phương là nghiên cứu tìm lời giải bài toán thực tế từ đó chuyển giao tri thức, đáp ứng nhu cầu của các bên liên quan, đóng góp tích cực vào sự phát triển kinh tế – xã hội nói chung. Các nghiên cứu này chỉ có thể giải quyết bằng các nghiên cứu liên ngành và đây là các nghiên cứu liên ngành định hướng giải quyết vấn đề. Trong thời gian qua, IBT đã thực hiện một số nghiên cứu tư vấn và phản biện chính sách phát triển kinh tế – xã hội của các địa phương như: TP.HCM, Thừa Thiên Huế, Phú Yên, Tây Ninh, Bình Dương… Đây là các nghiên cứu kết hợp giữa các lĩnh vực kinh tế và khoa học xã hội và nhân văn. Các thách thức gặp phải khi triển khai các nghiên cứu liên ngành này từ kinh nghiệm của IBT bao gồm: (1) kinh nghiệm tổ chức nghiên cứu; (2) quan điểm đa dạng của các chuyên gia tham gia nghiên cứu; (3) người đánh giá kết quả nghiên cứu có thể không quen thuộc với nghiên cứu liên ngành, ảnh hưởng đến việc đánh giá kết quả nghiên cứu; (4) áp lực thời gian hoàn thành nghiên cứu.

THÔNG TIN BÁO CÁO VIÊN

Tiến sĩ Trịnh Thục Hiền hiện là giảng viên, Phó Trưởng khoa tại Khoa Luật Kinh tế, Trường Đại học Kinh tế – Luật (UEL), ĐHQG-HCM. Bà được đào tạo từ Đại học Lancaster (Anh Quốc), Đại học Công giáo Leuven (Bỉ) và Trường Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh. Các lĩnh vực nghiên cứu bao gồm lý thuyết pháp luật nữ quyền, án lệ Việt Nam, các-bon rừng, chính sách và khung pháp lý cho nền kinh tế xanh. Bà hiện là tư vấn cho Dự án “Triển khai lý thuyết pháp luật nữ quyền” do Quỹ Rosa-Luxemburg Đông Nam Á tài trợ và UEL điều phối. Bà cũng đang dẫn dắt sự hợp tác giữa UEL và Sở Giao thông vận tải Thành phố Hồ Chí Minh để thực hiện Nghị quyết 98/2023/QH15, trong đó có báo cáo về “Cơ sở lựa chọn và đề xuất Danh mục dự án đầu tư xây dựng nâng cấp, mở rộng, hiện đại hóa công trình đường bộ hiện hữu áp dụng hợp đồng BOT”. Hiện nay, bà đang tham gia phát triển nhiều dự án các-bon rừng ngập mặn và rừng trên cao ở Việt Nam và trước đây là tư vấn cho báo cáo “Dự án các-bon rừng ngập mặn ở Đồng bằng sông Cửu Long: Đánh giá khung chính sách và pháp luật” do Quỹ Phát triển Khí hậu Hà Lan (DFCD) tài trợ.

TÓM TẮT NỘI DUNG BÁO CÁO

DỰ ÁN CÁC-BON CHO RỪNG NGẬP MẶN: MỘT TIẾP CẬN LIÊN NGÀNH VÀ CƠ HỘI TỪ NGHỊ QUYẾT SỐ 98/2023/QH15

Xuất phát từ một dự án thực hiện tại Cần Giờ, được tài trợ bởi Liên minh Châu Âu và điều phối bởi UEL, một ý tưởng nghiên cứu về dự án các-bon cho rừng ngập mặn (các-bon xanh) đã được khởi xướng và triển khai.

Trong bối cảnh Việt Nam tham gia vào các cam kết quốc tế về giảm nhẹ phát thải khí nhà kính với những mục tiêu cụ thể đề ra trong Đóng góp do quốc gia tự quyết định (NDC) vào năm 2022, dự án các-bon xanh là một trong những phương thức cho ra kết quả giảm phát thải hiệu quả và tạo ra tín chỉ các-bon cung cấp cho các thị trường các-bon tự nguyện và tuân thủ với giá trị cao từ 3 – 5 lần so với tín chỉ các-bon thông thường. Dự án các-bon xanh được thực hiện trên cơ sở lý thuyết và thực tiễn có tính liên ngành, từ việc thẩm định tính pháp lý của dự án, lựa chọn và thực hiện dựa trên phương pháp luận về đo đạc, báo cáo và thẩm định (MRV) cho đến xây dựng cơ chế chia sẻ lợi ích hướng đến cộng đồng và người dân tham gia bảo tồn rừng.

Với diện tích có rừng gần 34.000 ha nhưng rừng ngập mặn Cần Giờ có tổng lượng carbon tích luỹ tương đương với 13,6 TgC, vì thế có tiềm năng to lớn để thực hiện dự án các-bon. Hiện nay, khung pháp lý cho dự án các-bon rừng nói chung vẫn đang chờ Nghị định sửa đổi Nghị định số 156/2018/NĐ-CP, theo đó bổ sung Điều 72a quy định về dịch vụ hấp thụ và lưu giữ các-bon của rừng cùng với trình tự, thủ tục đăng ký và thực hiện dự án các-bon rừng. Nghị quyết số 98/2023/QH15 về thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển Thành phố Hồ Chí Minh mở ra cơ chế tài chính thực hiện giảm phát thải khí nhà kính theo các cơ chế trao đổi, bù trừ tín chỉ các-bon. Sau khi đóng góp cho mục tiêu giảm phát thải khí nhà kính quốc gia, nguồn thu từ các giao dịch tín chỉ các-bon sẽ phân bổ 100% về ngân sách của Thành phố. 

Báo cáo này tập trung vào tính liên ngành của dự án các-bon rừng cả về khung lý thuyết lẫn xây dựng khung chính sách để thúc đẩy tiến trình các-bon.

Scroll to Top