Thông báo sinh hoạt lần 2, năm 2023 Câu lạc bộ Nghiên cứu liên ngành lĩnh vực khoa học xã hội và nhân văn
1. Thời gian: 08g00, Thứ Bảy, ngày 28 tháng 10 năm 2023.
2. Địa điểm: Căn-tin Văn Khoa (Tầng 2), Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, 10 – 12 Đinh Tiên Hoàng, Quận 1, TP.HCM.
3. Nội dung sinh hoạt lần 1:
-Chủ đề: Đi cùng đối tượng trong nghiên cứu thực địa nhân học (Follow the subjects in fieldwork research).
-Báo cáo viên: TS. Trương Thị Thu Hằng, Trưởng khoa Nhân học, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn.
4. Chương trình:
Thời gian | Nội dung |
07:30 – 08:00 | Đăng ký đại biểu và cafe buổi sáng. |
08:00 – 08:05 | Giới thiệu Diễn giả |
08:05 – 08:20 | Tham luận: “Đi cùng đối tượng trong nghiên cứu thực địa nhân học”, TS. Trương Thị Thu Hằng, Trưởng khoa Nhân học, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn. |
08:20 – 10:00 | Trao đổi |
10:00 – 10:10 | Tổng kết buổi sinh hoạt lần 2. |
10:10 – 10:15 | Công bố lịch và địa điểm sinh hoạt lần 3. |
5. Đăng ký và liên hệ:
Quý Đại biểu vui lòng đăng ký tham dự trước ngày 27/10/2023 bằng cách quét mã:
Hoặc liên hệ: ThS. Nguyễn Thị Bích Thi,
Ban Khoa học và Công nghệ, ĐHQG-HCM.
ĐT: 028-37242160 (1366).
Email: thintb@vnuhcm.edu.vn.
Kính mời quý thầy, cô và các nhà khoa học, người học tham dự/đăng ký báo cáo cho các buổi sinh hoạt của Câu lạc bộ.
Rất hân hạnh được đón tiếp!
THÔNG TIN BÁO CÁO VIÊN
Tiến sĩ Trương Thị Thu Hằng lấy bằng Tiến sĩ Nhân học năm 2011 tại Đại học Washington, Seattle, Hoa Kỳ. Công việc của cô tập trung chủ yếu vào nhân học phát triển, du lịch và các tôn giáo mới. Cô đang thực hiện nghiên cứu tại đồng bằng sông Cửu Long, Tây Nguyên Việt Nam, Campuchia và Nhật Bản về các vấn đề thương thuyết về bản sắc, hành nhân và sáng tạo truyền thống trong bối cảnh đan xen giữa văn hóa và du lịch địa phương nói riêng và sự phát triển các dự án nói chung. Từ tháng 8/2019 đến tháng 4/2020, cô là học giả nghiên cứu tại Viện Harvard-Yenching trong thời gian mười tháng, tập trung hoàn toàn vào việc viết và công bố các kết quả nghiên cứu của mình.
Hiện tại, cô đang thực hiện các dự án về phản ứng của cộng đồng địa phương khi phải đối mặt với các vấn đề do biến đổi khí hậu, toàn cầu hóa và quá trình hội nhập quốc gia đặt ra. Kiến thức địa phương, sáng kiến cộng đồng và khả năng tự chủ là những vấn đề khái niệm chính mà cô cố gắng xem xét để lý thuyết hóa về động lực của các lực lượng địa phương/toàn cầu cũng như cơ chế xây dựng các điều kiện của con người.
TS. Trương Thị Thu Hằng hiện là Trưởng Khoa Nhân học, Trưởng Bộ môn Nhân học phát triển, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh.
TÓM TẮT NỘI DUNG BÁO CÁO
“Hiện thực được kiến tạo về mặt xã hội” (Berger và Luckmann, 1966: 13) và mối quan hệ giữa “hiện thực” (reality) và “nhận thức” (perception) không phải là một chiều mà mang tính tương hỗ và chịu ảnh hưởng của chủ thể tri nhận cái hiện thực ấy và nhận thức ấy. Trong nghiên cứu điền dã nhân học tập trung vào trường hợp viết liễn đối tại Nhà Lớn Long Sơn (thành phố Vũng Tàu, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu) nhằm tìm hiểu sự phản ánh thực tại mang tính đa diện của các nhóm chủ thể bao gồm viên chức phụ trách phát triển du lịch của tỉnh, của nhà nhiếp ảnh và của người dân địa phương, nhà nhân học đã vận dụng phương pháp nghiên cứu điền dã đi cùng đối tượng nghiên cứu khi con người dịch chuyển và mở rộng không gian thực hành văn hóa của họ cùng với tiến trình mở rộng không gian của các động thái kinh tế xã hội đương đại. Việc vận dụng bổ trợ phương pháp này trong nghiên cứu điền dã cho phép nhà nghiên cứu ghi nhận thức về thế giới khách quan của các bên có tham gia vào “hiện thực ấy” trong bối cảnh toàn cầu hóa và phát triển du lịch bền vững của địa phương. Trên cơ sở đó, bài viết này cho rằng diễn giải văn hóa không phải là đơn nhất mà mang tính đa nguyên gắn với tính đa chủ thể trong cùng một thực tại văn hóa địa phương bất kì, một cơ chế qua đó mang lại sự dịch chuyển liên văn hóa (intercultural mobility) của hiện thực địa phương trong thế giới kết nối toàn cầu mà du lịch là một cầu nối nổi bật và mở rộng không ngừng và vì vậy nhà nghiên cứu cần phải đồng thời tiến hành nghiên cứu ở cùng (being with) và đi cùng (follow with) đối tượng nghiên cứu.