KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ

Nghiệm thu đề tài KH&CN cấp ĐHQG-HCM loại B, tên đề tài “Tác động kháng khuẩn của mô sợi huyết giàu tiểu cầu (PRF) lên vi khuẩn Aggregatibacter actinomycetemcomitans” mã số B2021-44-01.

THÔNG TIN  KẾT QUẢ NGHIỆM THU 

ĐỀ TÀI KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ

1.

Tên đề tài:

Tác động kháng khuẩn của mô sợi huyết giàu tiểu cầu (PRF) lên vi khuẩn Aggregatibacter actinomycetemcomitans

2.

Mã số

B2021-44-01

3.

 Chủ nhiệm đề tài:

 PGS.TS.BS. Phạm Anh Vũ Thụy

4.

Nhân lực nghiên cứu

Nhóm nghiên cứu gồm: 1PGS.TS, 1TS, 1ThS và 1BSCKII.

5.

Đơn vị:

Khoa Y, ĐHQG-HCM

6.

Lĩnh vực:

Khoa học Sức khỏe

7.

Loại hình :

Nguyên cứu  cơ bản

8.

Thời gian thực hiện:

 24 tháng (2021-2023)

9.

Kinh phí nghiên cứu:

580 triệu đồng

10.

Thời gian nghiệm thu

Ngày 30 tháng 8 năm 2023

11.

Chủ tịch Hội đồng và quyết định thành lập HĐ

PGS.TS.BS. Lê Văn Quang (đơn vị Khoa Y) theo Quyết định 1167/QĐ-ĐHQG ngày 24/8/2023 của Giám đốc ĐHQG-HCM.

12.

Nội dung thực hiện

 

Nội dung 1: Trên lâm sàng, thu thập mẫu mảng bám dưới nướu để nuôi cấy vi khuẩn Aggregatibacter actinomycetemcomitans của bệnh nhân viêm nha chu

– Khám sàng lọc, chụp phim, ghi nhận vị trí túi nha chu sâu, và chọn ra 25 bệnh nhân bị viêm nha chu thỏa tiêu chí chọn mẫu.

– Thu thập mảng bám dưới nướu để nuôi cấy và phân lập vi khuẩn Aggregatibacter actinomycetemcomitans.

– Điều trị nha chu viêm (không thu phí) cho tất cả bệnh nhân tham gia.

Nội dung 2: Tại Lab, nuôi cấy vi khuẩn Aggregatibacter actinomycetemcomitans từ mẫu thu được của bệnh nhân viêm nha chu.

– Nuôi cấy, phân lập và định danh thành công vi khuẩn Aggregatibacter actinomycetemcomitans từ mẫu mảng bám của bệnh nhân thứ 21.

Nội dung 3: Thu nhận máu chuẩn bị PRF

– Khám sàng lọc, chụp phim, chọn ra 60 đối tượng thuộc 3 nhóm tham gia nghiên cứu gồm:

+ Nhóm 1 (Khỏe mạnh): 20 người

+ Nhóm 2 (Viêm nướu nặng): 20 người

+ Nhóm 3 (Viêm nha chu): 20 người

– Lấy cao răng cho tất cả đối tượng nghiên cứu

– Xét nghiệm máu thường quy những đối tượng đưa vào mẫu nghiên cứu.

– Lấy máu của tất cả đối tượng tham gia nghiên cứu tạo 2 loại PRF bằng 2 quy trình khác nhau là A-PRF và i-PRF.

– Điều trị nha chu hoàn tất cho bệnh nhân viêm nha chu nhân viêm nha chu.

– Thực hiện nhiều hơn so với đăng ký ban đầu:

+ Thêm 1 nhóm đối tượng nghiên cứu (20 người)

+ Thêm 2 loại PRF đưa vào nghiên cứu.

Nội dung 4: Thí nghiệm thời gian diệt khuẩn (time-kill)

– Thực hiện thí nghiệm thời gian diệt khuẩn của A-PRF và i-PRF nhóm người khỏe mạnh

– Thực hiện thí nghiệm thời gian diệt khuẩn của A-PRF và i-PRF nhóm bệnh nhân viêm nướu

– Thực hiện thí nghiệm thời gian diệt khuẩn của A-PRF và i-PRF nhóm bệnh nhân viêm nha chu

– Thực hiện thí nghiệm thời gian diệt khuẩn nhiều hơn so với đăng ký ban đầu:

– Thêm 1 nhóm đối tượng nghiên cứu (20 người)

– Thêm 1 loại PRF đưa vào nghiên cứu.

Nội dung 5: Xác định nồng độ ức chế tối thiểu (MIC)

– Xác định nồng độ ức chế tối thiểu (MIC) của A-PRF và i-PRF nhóm người khỏe mạnh

– Xác định nồng độ ức chế tối thiểu (MIC) của A-PRF và i-PRF nhóm bệnh nhân viêm nướu

– Xác định nồng độ ức chế tối thiểu (MIC) của A-PRF và i-PRF nhóm bệnh nhân viêm nha chu

Thực hiện thí nghiệm Xác định nồng độ ức chế tối thiểu (MIC)  nhiều hơn so với đăng ký ban đầu:

– Thêm 1 nhóm đối tượng nghiên cứu (20 người)

– Thêm 1 loại PRF đưa vào nghiên cứu.

Nội dung 6: Thí nghiệm vi khuẩn bám vào đĩa nuôi cấy

– Thực hiện thí nghiệm vi khuẩn bám vào đĩa nuôi cấy của A-PRF và i-PRF nhóm người khỏe mạnh

– Thực hiện thí nghiệm vi khuẩn bám vào đĩa nuôi cấy của A-PRF và i-PRF nhóm bệnh nhân viêm nướu

– Thực hiện thí nghiệm vi khuẩn bám vào đĩa nuôi cấy của A-PRF và i-PRF

– Thực hiện thí nghiệm vi khuẩn bám vào đĩa nuôi cấy  nhiều hơn so với đăng ký ban đầu:

+ Thêm 1 nhóm đối tượng nghiên cứu (20 người)

+ Thêm 1 loại PRF đưa vào nghiên cứu.

 Nội dung 7: Thí nghiệm nhạy cảm màng sinh học

– Thực hiện thí nghiệm nhạy cảm màng sinh học của A-PRF và i-PRF nhóm người khỏe mạnh

– Thực hiện thí nghiệm nhạy cảm màng sinh học của A-PRF và i-PRF nhóm bệnh nhân viêm nướu

– Thực hiện thí nghiệm nhạy cảm màng sinh học của A-PRF và i-PRF nhóm bệnh nhân viêm nha chu

– Thực hiện thí nghiệm nhạy cảm màng sinh học nhiều hơn so với đăng ký ban đầu:

+ Thêm 1 nhóm đối tượng nghiên cứu (20 người)

+ Thêm 1 loại PRF đưa vào nghiên cứu.

Nội dung 8: Thí nghiệm khuếch tán qua thạch

– Thực hiện thí nghiệm khuếch tán qua thạch của A-PRF và i-PRF nhóm người khỏe mạnh

– Thực hiện thí nghiệm khuếch tán qua thạch của A-PRF và i-PRF nhóm bệnh nhân viêm nướu

– Thực hiện thí nghiệm khuếch tán qua thạch của A-PRF và i-PRF nhóm bệnh nhân viêm nha chu

Thực hiện thí nghiệm khuếch tán qua thạch nhiều hơn so với đăng ký ban đầu:

+ Thêm 1 nhóm đối tượng nghiên cứu (20 người)

+ Thêm 1 loại PRF đưa vào nghiên cứu.

13.

Kết quả

* Sản phẩm mềm:

– Tính kháng khuẩn của PRF của người khỏe mạnh;

– Tính kháng khuẩn của PRF của bệnh nhân viêm nha chu;

– So sánh tính kháng khuẩn của PRF giữa 2 nhóm người khỏe mạnh và bệnh nhân viêm nha chu.

* Sản phẩm cứng:

– Chủng vi khuẩn  nha chu Aggregatibacter actinomicetemcomitans được phân lập và lưu trữ.

* Sản phẩm đào tạo và khoa học:

– 01 bài Q2 và 01 bài Q3 thuộc Dentistry, Oral Surgery & Medicine (Nha khoa, Phẫu thuật miệng và Y khoa).

– 1 Bài báo trong nước đăng Tạp chí Phát triển Khoa học và Công nghệ – Khoa học Sức khỏe, 2(2):185-193

– Đào tạo hoàn tất 1 Bác sĩ Răng Hàm Mặt

Sản phẩm đạt thêm ngoài thuyết minh:

– 1 báo cáo trình bày tại Hội thảo quốc tế Y sinh

– 1 bài báo đăng trên IFMBE Proceeding (Springer)

14.

Hình ảnh giới thiệu kết quả (1-2 hình tiêu biểu)

 

15.

Thông tin liên hệ CNĐT

Học hàm, học vị, họ và tên: PGS.TS.BS. Phạm Anh Vũ Thụy

Cơ quan: Khoa Y, Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh

Email: pavthuy@medvnu.edu.vn

16.

Liên hệ ĐHQG-HCM

Ban Khoa học và Công nghệ (Phòng 309, NĐH) và Trang điện tử thông tin về hoạt động KH&CN (https://research.vnuhcm.edu.vn/)

Đơn vị đăng tin: KHOA Y, ĐHQG-HCM
Thời điểm: ngày 09 tháng 10 năm 2023.

Scroll to Top