KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ

UHS- Nghiệm thu đề tài cấp ĐHQG-HCM loại B do TS. Nguyễn Minh Hiền chủ nhiệm: Nghiên cứu sàng lọc dược liệu có tác dụng ức chế hoạt động Nrf2

             

                                                        THÔNG TIN  KẾT QUẢ NGHIỆM THU

                                                        ĐỀ TÀI KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ

1.

Tên đề tài:

Nghiên cứu sàng lọc dược liệu có tác dụng ức chế hoạt động Nrf2

2.

Mã số

B2023-44-01

3.

Chủ nhiệm đề tài:

TS. Nguyễn Minh Hiền

Nhóm nghiên cứu gồm:

GS. TS Nguyễn Thị Thanh Mai

TS. Nguyễn Kim Anh

TS. Võ Thanh Hoá

GS.TS. DS Lê Minh Trí

TS. Phạm Tấn Thi

HVCH Nguyễn Thị Yến Nhi

TS. Nguyễn Thành Vũ

TS. Lê Hữu Thọ

ThS. Đỗ Văn Nhật Trường

TS. Nguyễn Bùi Quốc Huy

4.

Đơn vị:

Trường Đại học Khoa học Sức khỏe, ĐHQG-HCM

5.

Lĩnh vực:

Khoa học Sức khỏe

6.

Loại hình:

Nguyên cứu  cơ bản

7.

Thời gian thực hiện:

24 tháng (02/2023-02/2025)

8.

Kinh phí nghiên cứu:

600 triệu đồng

9

Thời gian nghiệm thu

Ngày 13 tháng 3 năm 2025

10

Chủ tịch Hội đồng và quyết định thành lập HĐ

GS.TS. Trần Linh Thước (đơn vị Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, ĐHQG-HCM) theo Quyết định thành lập Hội đồng đánh giá nghiệm thu số 115/QĐ-ĐHQG ngày 11/02/2025 của Giám đốc ĐHQG-HCM

11.

Nội dung thực hiện

(chi tiết theo nội dung thực hiện/đăng ký; không quá  800 từ)

Nội dung 1: Hoàn thành việc thu thập, thiết lập danh mục các dược liệu/cây thuốc có tiềm năng ức chế hoạt động Nrf2.

Kết quả:

Danh mục 23 loài dược liệu/cây thuốc có tiềm năng ức chế hoạt động Nrf2 với các thông tin cơ bản như sau:

– Tên tiếng Việt

– Tên Khoa học

– Các nhóm hoạt chất chính

– Tác dụng dược lý

– Sử dụng trong dân gian

Nội dung 2: Thu thập, xử lý mẫu và chiết cao chiết toàn phần

Kết quả:

Hoàn thành việc thu thập, xử lý mẫu và chiết cao toàn phần, cụ thể: thu được 44 cao chiết methanol toàn phần từ các bộ phận dùng khác nhau của 23 loài dược liệu/cây thuốc tiềm năng để xác định hoạt tính ức chế hoạt động Nrf2

Nội dung 3: Sàng lọc hoạt tính ức chế biểu hiện Nrf2 trên hai dòng tế bào Huh7 và HaCaT của các loài dược liệu/cây thuốc

Kết quả:

Hoàn thành nội dung sàng lọc hoạt tính ức chế biểu hiện Nrf2 trên hai dòng tế bào Huh7 và HaCaT của các cao chiết toàn phần dược liệu thu được từ nội dung 2, cụ thể: 5/44 cao chiết MeOH thể hiện khả năng ức chế hơn 60% biểu hiện của Nrf2 ở nồng độ 100 µg/mL, bao gồm: rễ Lá lốt, thân cây Diệp hạ châu đắng (Phyllanthus amarus Schumach. & Thonn.), thân rễ Gừng gió (Zingiber zerumbet (L.) Roscoe ex Sm.), lá An xoa (Helicteres hirsuta Lour.), thân Núc nác (Oroxylum indicum (L.) Kurz). Đa số các cao chiết không gây độc trên tế bào ung thư Huh7 ngoại trừ cao chiết MeOH từ thân rễ Gừng gió, với phần trăm tế bào sống sót là 27,5±5,7%.

Nội dung 4: Khảo sát khả năng kháng stress oxy hóa của các dược liệu tiềm năng trên mô hình ấu trùng cá ngựa vằn và phân tích khả năng kích hoạt lên tín hiệu gen mục tiêu Nrf2

Kết quả:

Hoàn thành nội dung khảo sát khả năng kháng stress oxy hoá của các cao chiết toàn phần tiềm năng trên mô hình ấu trùng cá ngựa vằn và phân tích khả năng điều hoà tín hiệu gen mục tiêu Nrf2, cụ thể: phân đoạn chiết n-hexan từ lá An xoa (AX-He) cho thấy tiềm năng ức chế Nrf2 trên mô hình cá ngựa vằn. Điều này được thể hiện qua việc giảm biểu hiện của các gen mục tiêu Nrf2 như prdx1nrf2a trên dòng cá knockout keap1b (keap1bdl40) khi xử lý với AX-He ở nồng độ 50 và 75 µg/mL. Ngoài ra, kết quả sắc ký lớp mỏng cho thấy sự hiện diện của các sterol thực vật như stigmasterol và β-sitosterol trong cao chiết lá cây An Xoa, định hướng quá trình phân lập và đánh giá khả năng ức chế hoạt động Nrf2 ở Nội dung 5.

Nội dung 5: Phân lập, tinh chế và xác định cấu trúc của hợp chất có tác dụng ức chế hoạt động Nrf2.

Kết quả:

Tiến hành phân lập và xác định cấu trúc của bảy hợp chất triterpenoid từ phân đoạn n-hexan của lá An xoa, bao gồm acid betulinic (1), lupeol (2), acid 3βO-trans-caffeoylbetulinic (3), acid oleanolic (4), acid maslinic (5), acid ursolic (6) và β-sistosterol (7). Nghiên cứu thành công xác định ba hợp chất triterpenoid bao gồm acid betulinic (1), acid 3βO-trans-caffeoylbetulinic (3) và β-sistosterol (7) có khả năng ức chế hơn 50% hoạt động của Nrf2 trên tế bào ung thư Huh7 và kích hoạt hơn 300% hoạt động Nrf2 trên tế bào thường HaCaT. Kết quả docking ba hợp chất (1), (3) và (7) với PI3Kα ghi nhận năng lượng liên kết lần lượt là -11,0; -10,8 và -9,4 kcal/mol. Kết quả mô phỏng động lực học phân tử cho thấy phức hợp PI3Kα khi liên kết với các phối tử giúp ổn định cấu trúc hơn PI3Kα riêng lẻ. Hợp chất acid 3βO-trans-caffeoylbetulinic (3) có kết quả mô phỏng động lực học phân tử ổn định nhất trong số ba hợp chất. Điều này phần nào củng cố giả thuyết PI3K là thành phần điều hòa con đường tín hiệu Nrf2. Sự ức chế hoạt động của phức hợp PI3Kα có khả năng ức chế hoạt động của Nrf2 trong tế bào ung thư.

12.

Kết quả

* Sản phẩm mềm:

–  01 danh mục các dược liệu/cây thuốc có khả năng ức chế hoạt động của Nrf2;

–  07 bộ phổ đồ 1D-NMR của các chất có tiềm năng ức chế Nrf2 trên 2 dòng tế bào Huh7 và HaCaT.

* Sản phẩm cứng:

–  2 mg của hợp chất acid betulinic

* Sản phẩm đào tạo và khoa học:

–  04 Bài báo tạp chí quốc tế (Q1)

+  Nguyen, Hien Minh, Nhi Yen Thi Nguyen, Yi-Siao Chen, Han Thien Nguyen Le, Hoa Thanh Vo, and Chia-Hung Yen. Unveiling the potential of medicinal herbs as the source for in vitro screening toward the inhibition of Nrf2. Heliyon. 10(19), e38411. 2024. http://doi.org/10.1016/j.heliyon.2024.e38411

+ Minh Hien Nguyen, Thi Yen Nhi Nguyen, Nguyen Thien Han Le, Thi Ngoc Tam Le, Ngoc Trong Nghia Chau, Tu Manh Huy Le, and Bui Quoc Huy Nguyen. Medicinal Plants as A Potential Resource for The Discovery of Novel Structures Towards Cancer Drug Resistance Treatment. Heliyon. 10 (20), e39229, 2024. http://doi.org/10.1016/j.heliyon.2024.e39229

+ Bui Quoc Huy Nguyen, Nguyen Thien Han Le, Thi Yen Nhi Nguyen, Tu Hoang Khue Nguyen, Chia-Hung Yen, Minh Hien Nguyen. Hybridisation of in silico and in vitro bioassays for studying the activation of Nrf2 by natural compounds. Scientific Reports (2024) 14:31222.  https://doi.org/10.1038/s41598-024-82559-54.

+ Minh Hien Nguyen, Nguyen Thien Han Le, Bui Quoc Huy Nguyen, Mai Thanh Thi Nguyen, Truong Nhat Van Do, Tho Huu Le, Vu Thanh Nguyen, Chia-Hung Yen. In vitro and in silico hybrid approach to unveil triterpenoids from Helicteres hirsuta leaves as the potential compounds for inhibiting Nrf2. RSC Advances. 15, 1915-1923, 2025. https://doi.org/10.1039/D4RA07646J.

–  Bài báo trong nước: 02 bài

+ Hien Minh Nguyen, Han Nguyen Thien Le, Nhi Thi Yen Nguyen, Hoa Thanh Vo, Thi Tan Phan, Chia-Hung Yen. Screening for in vitro inhibiting Nrf2 of some Vietnamese medicinal plants. VNUHCM Journal of Engineering and Technology. 6(3):1975-1999, 2023. https://doi.org/10.32508/stdjet.v6i3.1098

+ Nguyễn Thành Vũ, Lê Thị Ngọc Tâm, Lê Nguyễn Thiên Hân, Nguyễn Kim Anh, Thái Khắc Minh, Lê Minh Trí, Nguyễn Minh Hiền. Đánh giá hoạt tính ức chế Nrf2 của cao chiết lá An Xoa (Helicteres Hirsuta Lour) trên mô hình cá ngựa vằn. Tạp Chí Y học Cộng đồng, 65 (CĐ 12 – Bệnh viện Thủ Đức). https://doi.org/10.52163/yhc.v65iCD12.1815

02 báo cáo Hội nghị/Hội thảo quốc tế

+ The 16th Asian Congress on Biotechnology 2023, Ho Chi Minh, Vietnam. 2023. [Invited Speaker]. https://afob-acb2023.com/wp-content/uploads/2023/10/PDF-1510.pdf, Ho Chi Minh, Vietnam

+ The 2nd International HCMUS-Chemistry Conference on Emerging trends in sustainable chemistry. Ho Chi Minh City, Vietnam. 2024.

–  Kết quả đào tạo:

+ Đào tạo thành công 01 thạc sĩ tại Trường Đại học Bách Khoa;

+  Hoàn tất đào tạo 02 Dược sĩ đại học tại Trường Đại học Khoa học Sức khoẻ

13.

Hình ảnh giới thiệu kết quả

14.

Thông tin liên hệ CNĐT

Email: nmhien@uhsvnu.edu.vn

15.

Liên hệ ĐHQG-HCM

Ban Khoa học và Công nghệ (Phòng 309, NĐH) và Trang điện tử thông tin về hoạt động KH&CN (https://research.vnuhcm.edu.vn/)

 

Lên đầu trang