Lịch họp Hội đồng đánh giá nghiệm thu đề tài cấp ĐHQG-HCM tháng 02/2025 - Trường Đại học Khoa học Sức khỏe
THÔNG TIN KẾT QUẢ NGHIỆM THU
ĐỀ TÀI KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ
TT | Đề tài |
1 | Nghiệm thu Đề tài cấp ĐHQG-HCM loại B với thông tin cụ thể như sau: – Tên đề tài: Nghiên cứu sàng lọc dược liệu có tác dụng ức chế hoạt động Nrf2 – Chủ nhiệm đề tài: TS. Nguyễn Minh Hiền – Đơn vị: Trường Đại học Khoa học Sức khỏe – Mã số đề tài: B2023-44-01 – Thời gian: … (sẽ cập nhật khi có thời gian tổ chức họp nghiệm thu theo Quyết định thành lập Hội đồng nghiệm thu) – Địa điểm: … (sẽ cập nhật khi có thời gian tổ chức họp nghiệm thu) – Quyết định nghiệm thu số: … (sẽ cập nhật khi có Quyết định thành lập Hội đồng nghiệm thu). – Chủ tịch Hội đồng: … (sẽ cập nhật khi có Quyết định thành lập Hội đồng nghiệm thu). Tóm tắt đề tài: Kháng thuốc là thách thức lớn trong điều trị ung thư gây ra tới 90% các trường hợp điều trị hóa trị thất bại. Yếu tố phiên mã nuclear factor erythroid 2-related factor 2 (Nrf2) đóng vai trò quan trọng trong cả tế bào ung thư và tế bào thường. Nrf2 giúp bảo vệ các tế bào khỏe mạnh khỏi tác nhân oxy hóa nhưng sự biểu hiện quá mức của Nrf2 trong tế bào ung thư lại thúc đẩy hiện tượng kháng thuốc. Nghiên cứu này nhằm đánh giá sơ bộ các phân đoạn từ các loại dược liệu/cây thuốc có khả năng ức chế hoạt động Nrf2 trên tế bào ung thư gan Huh7, qua đó định hướng chiết xuất và phân lập dược liệu/cây thuốc tiềm năng để đánh giá khả năng điều hòa Nrf2 của các hợp chất. Kết quả sàng lọc ghi nhân phân đoạn n-hexan và methanol từ lá Helicteres hirsuta cho thấy khả năng ức chế Nrf2 mạnh nhất (IC50 lần lượt là 42,22 ± 2,10 µg/mL và 20,98 ± 3,67 µg/mL), với sự hiện diện của steroid và terpenoid được xác định bằng sắc ký lớp mỏng. Quá trình phân lập tiếp theo đã tiết lộ bảy hợp chất triterpenoid, trong đó acid 3β-O-trans-caffeoylbetulinic ức chế Nrf2 mạnh với IC50 là 74,5 µg/mL. Mô phỏng docking và động lực học phân tử cho thấy hợp chất này có ái lực liên kết mạnh với PI3Kα, protein quan trọng trong điều hòa tín hiệu Nrf2 trước phiên mã. Kết quả này củng cố tiềm năng hỗ trợ điều trị ung thư của lá H. hirsuta và các triterpenoid thông qua cơ chế ức chế Nrf2 trên tế bào ung thư. |
2 | Nghiệm thu Đề tài cấp ĐHQG-HCM loại C với thông tin cụ thể như sau: – Tên đề tài: Đánh giá tổn thương sụn chêm trên hình ảnh cộng hưởng từ và nội soi khớp gối ở bệnh nhân đứt dây chằng chéo trước – Chủ nhiệm đề tài: PGS.TS.BS Võ Thành Toàn – Đơn vị: Trường Đại học Khoa học Sức khỏe – Mã số đề tài: C2024-44-05 – Thời gian: … (sẽ cập nhật khi có thời gian tổ chức họp nghiệm thu theo Quyết định thành lập Hội đồng nghiệm thu) – Địa điểm: … (sẽ cập nhật khi có thời gian tổ chức họp nghiệm thu) – Quyết định nghiệm thu số: … (sẽ cập nhật khi có Quyết định thành lập Hội đồng nghiệm thu). – Chủ tịch Hội đồng: ….(sẽ cập nhật khi có Quyết định thành lập Hội đồng nghiệm thu). Tóm tắt đề tài: Mục tiêu: xác định mức độ tương hợp giữa cộng hưởng từ (CHT) với nội soi khớp gối trong chẩn đoán tổn thương sụn chêm trên bệnh nhân đứt dây chằng chéo trước (DCCT). Phương pháp nghiên cứu: nghiên cứu tiến cứu mô tả loạt ca trên 185 bệnh nhân được chụp CHT khớp gối và chẩn đoán đứt DCCT thông qua nội soi khớp gối tại Bệnh viện Thống Nhất từ 04/2023 đến 04/2024. Kết quả: độ chính xác của CHT và mức độ tương hợp với nội soi trong phát hiện tổn thương sụn chêm là 69,2%, cho thấy mức độ tương hợp thấp giữa kết quả CHT và nội soi. Đối với chẩn đoán vị trí tổn thương sụn chêm là 57.1%, chỉ số Kappa = 0,346, cho thấy mức độ tương hợp thấp giữa kết quả CHT và nội soi. Trong chẩn đoán vùng tổn thương, các chỉ số này đạt trên 85% với hệ số Kappa dao động từ 0.3 đến 0.59, p<0.001. Trong chẩn đoán hình thái tổn thương sụn chêm, độ chính xác của CHT và mức độ tương hợp với nội soi đạt trên 89% với hệ số Kappa dao động từ 0.26 đến 0.66, p<0.001 tùy theo vị trí và hình thái tổn thương. Các yếu tố ảnh hưởng đến mức độ tương hợp gồm: thời gian tổn thương, chân tổn thương, vùng và hình thái tổn thương. Kết luận: có sự tương hợp mức độ từ tối thiểu đến trung bình giữa CHT với nội soi trong phát hiện, chẩn đoán vị trí, vùng và hình thái tổn thương sụn chêm trên bệnh nhân đứt DCCT, từ đó cần cân nhắc kĩ trước khi kết luận tổn thương sụn chêm trên CHT ở các bệnh nhân đứt DCCT Từ khóa: dây chằng chéo trước, cộng hưởng từ, nội soi khớp gối, sụn chêm. |
3 | Nghiệm thu Đề tài cấp ĐHQG-HCM loại C với thông tin cụ thể như sau: – Tên đề tài: Khảo sát hoạt tính kháng vi sinh vật của vi sinh vật nội sinh từ cây Hương phụ (Cyperus Rotundus L. Cyperaceae) – Chủ nhiệm đề tài: TS.DS. Nguyễn Phước Vinh – Đơn vị: Trường Đại học Khoa học Sức khỏe – Mã số đề tài: C2024-44-11 – Thời gian: … (sẽ cập nhật khi có thời gian tổ chức họp nghiệm thu theo Quyết định thành lập Hội đồng nghiệm thu) – Địa điểm: … (sẽ cập nhật khi có thời gian tổ chức họp nghiệm thu) – Quyết định nghiệm thu số: … (sẽ cập nhật khi có Quyết định thành lập Hội đồng nghiệm thu). – Chủ tịch Hội đồng: … (sẽ cập nhật khi có Quyết định thành lập Hội đồng nghiệm thu). Tóm tắt đề tài: Kháng thuốc đa kháng ở vi khuẩn hiện nay là một trong những mối đe dọa tiềm tàng đối với sức khỏe toàn cầu. Vấn đề này tạo ra nhu cầu cấp thiết về các nguồn kháng sinh mới. Cây Hương phụ với tên khoa học là Cyperus rotundus L., một loại thảo dược phổ biến của châu Á, đang ngày càng được cộng đồng khoa học chú ý như một nguồn tiềm năng của của các chất kháng sinh tự nhiên. Trong nghiên cứu này, các loại nấm nội sinh sống trong cây Hương phụ sẽ được phân lập, định danh hình thái học và sử dụng công nghệ gene, và đánh giá các đặc tính kháng khuẩn của chúng trên cả vi khuẩn Gram dương và Gram âm. Tổng cộng đã có bảy loại nấm nội sinh có hoạt tính kháng khuẩn tiềm năng đã được ly trích và định danh từ Cây Hương phụ Việt Nam. Các chủng nội sinh này đã được chứng minh là có hoạt tính kháng khuẩn trên các Gram dương, bao gồm Bacillus subtilis, Staphylococcus aureus nhạy cảm với Methicilin (MSSA) và Staphylococcus aureus kháng Methicilin (MRSA). Đặc biệt, trong số 7 loài nấm nội sinh thu được, có 1 chủng có thể ức chế hiệu quả không chỉ MRSA mà còn cả Escherichia coli và Pseudomonas aeruginosa. Thêm vào đó, nghiên cứu cũng đã chứng minh tác động đáng kể của môi trường nuôi cấy lên hoạt động kháng khuẩn của sinh khối. Qua đó, chứng minh rằng môi trường Potato Dextrose Agar (PDA) và Czapek-Dox (Cz) là môi trường nuôi cấy thích hợp nhất. Thông qua nghiên cứu này, tiềm năng kháng khuẩn của nấm nội sinh được phân lập từ Cyperus rotundus L. đã được chứng minh là nguồn kháng sinh đầy hứa hẹn để giải quyết vấn đề kháng kháng sinh. |
4 | Nghiệm thu Đề tài cấp ĐHQG-HCM loại C với thông tin cụ thể như sau: – Tên đề tài: Điều chế vật liệu Nano xốp silica làm chất mang cải thiện độ tan của hoạt chất Docetaxel – Chủ nhiệm đề tài: ThS.DS. Nguyễn Văn Hà – Đơn vị: Trường Đại học Khoa học Sức khỏe – Mã số đề tài: C2022-44-03 – Thời gian: … (sẽ cập nhật khi có thời gian tổ chức họp nghiệm thu theo Quyết định thành lập Hội đồng nghiệm thu) – Địa điểm: … (sẽ cập nhật khi có thời gian tổ chức họp nghiệm thu) – Quyết định nghiệm thu số: … (sẽ cập nhật khi có Quyết định thành lập Hội đồng nghiệm thu). – Chủ tịch Hội đồng: … (sẽ cập nhật khi có Quyết định thành lập Hội đồng nghiệm thu). Tóm tắt đề tài: Docetaxel (DTX) là một chất chống ung thư thuộc thế hệ thứ hai của họ taxoid. Tuy nhiên, việc phân phối DTX qua đường tĩnh mạch gặp nhiều thách thức do thiếu tính đặc hiệu tại khối u, gây độc tính toàn thân, khả năng hoà tan kém trong môi trường sinh lý, khó đạt được nồng độ thuốc điều trị tại khối u. Mục tiêu đề tài nhằm tổng hợp vật liệu nano có khả năng tải hoạt chất DTX cao, cải thiện độ hòa tan của hoạt chất, trong đó hướng đến các vật liệu có khả năng phân hủy sinh học. Đề tài đã tổng hợp thành công hai loại vật liệu MSN và BPMO theo phương pháp Stober kết hợp sol-gel cổ điển, trong đó tối ưu hóa quy trình với 14 thí nghiệm mỗi loại hạt, cho ra quy trình tổng hợp tối ưu, thu được hạt MSN kích thước trung bình 100 nm và BPMO kích thước trung bình 50 nm. Hai loại hạt được đánh giá về hình thái, cấu trúc, kích thước lỗ xốp…cho thấy đều đã được tổng hợp thành công. Dựa trên hai loại hạt này, đề tài khảo sát khả năng tải hoạt chất DTX lên hai nhóm hạt bằng phương pháp bay hơi dung môi, với nhiều thông số khảo sát như tỷ lệ hoạt chất:hạt, thời gian, dung môi…Kết quả cho thấy BPMO ưu điểm hơn so với MSN ở khả năng tải, thời gian tải, mức độ tải và hiệu suất tải. BPMO còn thể hiện ưu điểm vượt trội so với MSN ở khả năng phóng thích hoạt chất trong hai môi trường pH 7,4 và pH 5,5, đồng thời cải thiện độ tan của DTX, trong khi MSN không có khác biệt đáng kể so với DTX tự do. Ngoài ra, đề tài còn xây dựng được phương pháp định lượng hoạt chất (HPLC) trong quá trình tải và phóng thích in vitro. Hạt BPMO được đề xuất cho các nghiên cứu tiếp theo nhằm phát triển công thức thuốc tiêm chứa DTX, góp phần tăng sinh khả dụng của sản phẩm. |
5 | Nghiệm thu Đề tài cấp ĐHQG-HCM loại C với thông tin cụ thể như sau: – Tên đề tài: Dự đoán nguy cơ di căn vào phổi ở bệnh nhân ung thư vú – Chủ nhiệm đề tài: ThS. Nguyễn Thị Quỳnh Mai – Đơn vị: Trường Đại học Khoa học Sức khỏe – Mã số đề tài: C2023-44-11 – Thời gian: … (sẽ cập nhật khi có thời gian tổ chức họp nghiệm thu theo Quyết định thành lập Hội đồng nghiệm thu) – Địa điểm: … (sẽ cập nhật khi có thời gian tổ chức họp nghiệm thu) – Quyết định nghiệm thu số: … (sẽ cập nhật khi có Quyết định thành lập Hội đồng nghiệm thu). – Chủ tịch Hội đồng: … (sẽ cập nhật khi có Quyết định thành lập Hội đồng nghiệm thu). Tóm tắt đề tài Ung thư vú là loại ung thư phổ biến nhất ở phụ nữ, và trở nên nguy hiểm khi di căn, trong đó phổi là một trong những vị trí di căn phổ biến nhất. Việc nâng cao tỷ lệ sống sót cho bệnh nhân di căn phổi vẫn là một thách thức lớn. Do đó, việc tìm kiếm các dấu ấn sinh học dự đoán di căn phổi là rất quan trọng, giúp phát hiện sớm và can thiệp kịp thời, từ đó cải thiện tỷ lệ sống sót của bệnh nhân. Nghiên cứu này sử dụng ba tập dữ liệu microarray (GSE2603, GSE5327 và E-MTAB-365), bao gồm mức độ biểu hiện gen và dữ liệu lâm sàng của các bệnh nhân ung thư vú nguyên phát. Phương pháp sàng lọc thông lượng cao được áp dụng để xác định các dấu ấn sinh học tiềm năng dựa trên đánh giá khả năng dự đoán của từng gen đối với di căn phổi, và phân tích giản đồ Venn được sử dụng để xác định các gen chung giữa các tập dữ liệu có AUC > 0,65. Phương pháp LASSO được áp dụng để xác định các gen tiềm năng làm dấu ấn sinh học. Các tổ hợp khác nhau của các gen ứng cử viên sau đó được sử dụng để xây dựng các mô hình dựa trên gen. Bằng cách sử dụng thuật toán hồi quy logistic, chúng tôi đã xây dựng một mô hình dự đoán nguy cơ di căn phổi. Hiệu suất của mô hình được đánh giá bằng cách sử dụng phân tích đường cong ROC, biểu đồ violin, đường cong hiệu chuẩn, đường cong Kaplan-Meier, đường cong quyết định và phân tích hồi quy nguy cơ theo tỷ lệ Cox. Mô hình được thiết lập, bao gồm mười gen ứng cử viên (CDK19, GLUD1, GTPBP4, HLCS, HYI, KCND3, MAP2K1, NMUR1, PRKD3, và SLC16A3), đạt AUC lớn hơn 0,85 trên cả ba tập dữ liệu. Bệnh nhân có điểm nguy cơ cao có nguy cơ di căn phổi cao hơn và thời gian sống không di căn ngắn hơn. Biểu đồ hiệu chuẩn cho thấy sự tương thích tốt giữa kết quả dự đoán và thực tế. Phân tích đường cong quyết định cho thấy hiệu suất dự đoán của mô hình vượt trội hơn so với các chỉ số lâm sàng khác. Phân tích hồi quy Cox xác nhận khả năng dự đoán độc lập của mô hình đối với di căn phổi (giá trị p < 0,05). Kết luận, mô hình học máy có thể xác định chính xác các bệnh nhân ung thư vú có nguy cơ di căn phổi. Điều này có thể giúp các bác sĩ lâm sàng đánh giá nguy cơ di căn phổi và xây dựng các chiến lược điều trị cá nhân hóa hiệu quả hơn cho từng bệnh nhân. |
6 | Nghiệm thu Đề tài cấp ĐHQG-HCM loại C với thông tin cụ thể như sau: – Tên đề tài: Khảo sát bài toán với đạo hàm chứa nhân kì dị – Chủ nhiệm đề tài: ThS. Nguyễn Hoàng Tuấn – Đơn vị: Trường Đại học Khoa học Sức khỏe – Mã số đề tài: C2024-44-29 – Thời gian: … (sẽ cập nhật khi có thời gian tổ chức họp nghiệm thu theo Quyết định thành lập Hội đồng nghiệm thu) – Địa điểm: … (sẽ cập nhật khi có thời gian tổ chức họp nghiệm thu) – Quyết định nghiệm thu số: … (sẽ cập nhật khi có Quyết định thành lập Hội đồng nghiệm thu). – Chủ tịch Hội đồng: … (sẽ cập nhật khi có Quyết định thành lập Hội đồng nghiệm thu). Tóm tắt đề tài Chúng tôi chứng minh sự tồn tại nghiệm toàn cục cho các bài toán với điều kiện cuối chứa đạo hàm Caputo-Hadamard cấp p ∈ (0; 1). Đặc biệt, tính duy nhất của nghiệm được chứng minh khi hàm nguồn thỏa mãn điều kiện Lipschitz. Để đạt được các kết quả này, chúng tôi sử dụng lý thuyết bậc tô pô kết hợp với điều kiện ngưng tụ của toán tử, tương ứng với thước đo độ phi compact. Một vài ví dụ được đưa ra để minh họa tính hữu ích của phương pháp này. |
7 | Nghiệm thu Đề tài cấp ĐHQG-HCM loại C với thông tin cụ thể như sau: – Tên đề tài: Sàng lọc các chất tiềm năng trong điều trị bệnh tiểu đường loại 2 ở lá rau lang (Ipomoea batatas (L.)) bằng phương pháp in silico – Chủ nhiệm đề tài: ThS.DS. Nguyễn Thị Uyên – Đơn vị: Trường Đại học Khoa học Sức khỏe – Mã số đề tài: C2023-44-13 – Thời gian: … (sẽ cập nhật khi có thời gian tổ chức họp nghiệm thu theo Quyết định thành lập Hội đồng nghiệm thu) – Địa điểm: … (sẽ cập nhật khi có thời gian tổ chức họp nghiệm thu) – Quyết định nghiệm thu số: … (sẽ cập nhật khi có Quyết định thành lập Hội đồng nghiệm thu). – Chủ tịch Hội đồng: … (sẽ cập nhật khi có Quyết định thành lập Hội đồng nghiệm thu). Tóm tắt đề tài Lá khoai lang (SPL) được biết đến với khả năng hỗ trợ điều trị đái tháo đường típ 2 (ĐTĐT2) nhờ khả năng hạ đường huyết, nhưng cơ chế hoạt động vẫn chưa rõ. Nghiên cứu này khám phá tác dụng của SPL trong điều trị T2DM thông qua dược lý mạng và mô phỏng gắn kết phân tử. Phương pháp Hợp chất tiềm năng (HCTN), đích tác động (ĐTĐ) liên quan đến SPL và ĐTĐT2 được thu thập từ cơ sở dữ liệu công khai và dự đoán qua SwissADME, SuperPred. Mạng lưới tương tác HCTN-ĐTĐ tìm năng (ĐTĐTN) được xây dựng bằng STRING và Cytoscape để xác định các ĐTĐ quan trọng (ĐTĐQT). Tương tác giữa HCTN và ĐTĐQT được đánh giá AutoDock Tool và BIOVIA Discovery Studio 2021. Kết quả Nghiên cứu xác định 231 HCTN trong SPL, với 29 hợp chất đáp ứng tiêu chí sinh học (HCTN). Mạng lưới phân tích giữa 249 ĐTĐTN và 29 HCTN xác định 3 ĐTĐQT (HIF1A, MAPK1, HSP90AB1). Nhóm polyphenol chiếm hơn 41 % tổng số HCTN, trong khi các alkaloid như Olanzapine, (S)-N-Methylcoclaurine, Isocorypalmine có khả năng tương với nhiều ĐTĐTN nhất. Gắn kết phân tử cho thấy 16 hợp chất có ái lực vượt Metformin, trong đó 5 HCTN thuộc nhóm polyphenols. Tất cả các HCTN đều đạt tiêu chí ADME và có tiềm năng phát triển thuốc. Kết luận và thảo luận Nghiên cứu đã làm rõ cơ chế tác động của các hợp chất SPL lên ĐTĐT2 thông qua nhiều đích tác động và con đường tín hiệu. Các hợp chất, đặc biệt nhóm polyphenol, thể hiện tiềm năng sinh học cao và mở ra cơ hội phát triển thuốc điều trị ĐTĐT2 từ SPL. |
8 | Nghiệm thu Đề tài cấp ĐHQG-HCM loại C với thông tin cụ thể như sau: – Tên đề tài: Xây dựng phương pháp chẩn đoán sớm ung thư tuyến tiền liệt dựa vào biểu hiện của các micro RNA trong máu – Chủ nhiệm đề tài: TS. Nguyễn Minh Nam – Đơn vị: Trường Đại học Khoa học Sức khỏe – Mã số đề tài: C2023-44-06 – Thời gian: … (sẽ cập nhật khi có thời gian tổ chức họp nghiệm thu theo Quyết định thành lập Hội đồng nghiệm thu) – Địa điểm: … (sẽ cập nhật khi có thời gian tổ chức họp nghiệm thu) – Quyết định nghiệm thu số: … (sẽ cập nhật khi có Quyết định thành lập Hội đồng nghiệm thu). – Chủ tịch Hội đồng: … (sẽ cập nhật khi có Quyết định thành lập Hội đồng nghiệm thu). Tóm tắt đề tài Ung thư tuyến tiền liệt là một trong những loại ung thư phổ biến nhất ở nam giới, chỉ xếp sau ung thư phổi với hơn 375 ngàn trường hợp tử vong và 1,4 triệu ca mắc mới được ghi nhận trong năm 2020 trên toàn cầu. Hiện nay, các phương pháp chẩn đoán phổ biến vẫn còn tồn tại một số hạn chế như độ nhạy, độ đặc hiệu thấp, tỷ lệ dương tính giả cao. Điều này dẫn đến các chỉ định sinh thiết và điều trị không chính xác, không cần thiết ở nhiều bệnh nhân. Do đó, việc tìm ra các dấu ấn sinh học mới trong chẩn đoán ung thư tuyến tiền liệt với độ chính xác cao là rất cấp thiết, giúp giảm thiểu các can thiệp xâm lấn và điều trị không phù hợp. Mục tiêu của nghiên cứu hướng tới xây dựng mô hình học máy trong chẩn đoán ung thư tuyến tiền liệt dựa vào biểu hiện của một số phân tử microRNA tiềm năng bằng phương pháp phân tích dữ liệu lớn. Các kết quả đạt được giúp ứng dụng các chỉ thị microRNA trong chẩn đoán không xâm lấn và chính xác bệnh ung thư tuyến tiền liệt, từ đó hướng đến phát triển các chiến lược điều trị bổ trợ cho điều trị ung thư theo hướng cá thể hoá bệnh nhân ung thư và y học chính xác dựa trên công nghệ microRNA. Các kết quả đạt được: – Tìm được một số chỉ thị sinh học có thể sử dụng trong chẩn đoán sớm ung thư tuyến tiền liệt dựa vào phân tích dữ liệu lớn, bao gồm miR-1290, miR-1307-3p, miR-4783-3p. – Các phân tử miR-1290, miR-1307-3p, miR-4783-3p tăng biểu hiện ở các mẫu huyết thanh ung thư tuyến tiền liệt liệt so với người không mắc bệnh và có mối tương quan dương với bệnh ung thư tuyến tiền liệt. – Xây dựng được mô hình rừng ngẫu nhiên (random forest) dựa vào biểu hiện bộ panel ba phân tử mục tiêu (CIR-miR-1290/1307-3p/4783-3p) có khả năng chẩn đoán rất tốt và tính ứng dụng cao trong phân loại người bệnh ung thư tuyến tiền liệt và người không mắc bệnh (Se = 99,51%, Sp = 99,58%, AUC = 99,98%). |
Đơn vị đăng tin: Trường Đại học Khoa học Sức khỏe, ĐHQG-HCM
Thời điểm: ngày 24 tháng 02 năm 2025.