KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ

Lịch họp Hội đồng đánh giá nghiệm thu đề tài cấp ĐHQG-HCM loại C tháng 9/2024 - Trường Đại học Khoa học Sức khỏe

Đề tài 1:

– Tên đề tài: Hiệu quả của mô sợi huyết giàu tiểu cầu trong điều trị sang thương vùng chẽ độ II răng cối lớn hàm dưới

– Chủ nhiệm đề tài: ThS.BS. Hồng Lê Ngọc Cẩm

– Mã số đề tài: C2022-44-10

– Thời gian: …. giờ … phút, ngày …………

– Địa điểm: ………………

– Quyết định nghiệm thu số: …../QĐ-ĐHQG ngày ….. của Giám đốc ĐHQG-HCM

– Chủ tịch Hội đồng: …..

– Tóm tắt đề tài:

Đánh giá hiệu quả của mô sợi huyết giàu tiểu cầu (PRF) trong điều trị sang thương vùng chia chân răng hàm dưới độ II.

Chúng tôi chọn 12 bệnh nhân với 24 sang thương vùng chia chân răng cối lớn hàm dưới độ II trong nghiên cứu thử nghiệm lâm sàng ngẫu nhiên với thiết kế nghiên cứu nửa miệng này. Các sang thương này được điều trị bằng phương pháp phẫu thuật vạt làm sạch (OFD) kết hợp ghép PRF ở nhóm thử nghiệm hoặc chỉ phẫu thuật vạt làm sạch (OFD) ở nhóm chứng. Chúng tôi ghi nhận và đánh giá các chỉ số lâm sàng (độ sâu túi [PPD], độ tụt nướu [GR], mức độ bám dính lâm sàng theo chiều dọc và theo chiều ngang [VCAL, HCAL], chỉ số trên phim X-Quang (độ lấp đầy xương [%BF] và chỉ số vi sinh tại thời điểm trước và sau điều trị 6 tháng.

Sau điều trị, các chỉ số lâm sàng gồm PPD, VCAL, HCAL, BF và chỉ số vi sinh giảm có ý nghĩa ở cả 2 nhóm. Tất cả các chỉ số lâm sàng và chỉ số X-Quang cho thấy sự cải thiện có ý nghĩa tại các vị trí sang thương được điều trị với phẫu thuật vạt làm sạch có kết hợp PRF so với các vị trí chỉ được điều trị phẫu thuật vạt làm sạch. Trong 24 sang thương vùng chia chân ở cả 2 nhóm, 10 sang thương được ghi nhận cải thiện tình trạng lâm sàng có ý nghĩa, 14 sang thương còn lại vẫn duy trì ở mức độ tổn thương ban đầu. Không ghi nhận tình trạng trầm trọng hơn sau điều trị.

Trong giới hạn của nghiên cứu này, chúng tôi đã chứng minh hiệu quả của PRF trong điều trị tái tạo sang thương vùng chia chân răng cối lớn hàm dưới độ II.

Đề tài 2:

– Tên đề tài: Đánh giá hiệu quả lâm sàng và vi sinh của dung dịch Acid Boric 0,75% trong điều trị túi nha chu

– Chủ nhiệm đề tài: ThS.BSCKII. Nguyễn Đức Minh

– Mã số đề tài: C2022-44-11

– Thời gian: …. giờ … phút, ngày …………

– Địa điểm: ………………

– Quyết định nghiệm thu số: …../QĐ-ĐHQG ngày ….. của Giám đốc ĐHQG-HCM

– Chủ tịch Hội đồng: …..

– Tóm tắt đề tài:

So sánh hiệu quả của việc sử dụng dung dịch bơm rửa axit boric 0.75% (AB) và dung dịch povidone-iodine 1% (PVP-I) khi kết hợp với lấy cao răng và xử lí mặt chân răng thông qua qua các chỉ số lâm sàng và vi sinh trong điều trị bệnh nhân viêm nha chu mạn sau 12 tháng theo dõi.

Thử nghiệm lâm sàng ngẫu nhiên, mù đôi được thực hiện trên bốn mươi người khỏe mạnh được chẩn đoán là viêm nha chu mạn. Bệnh nhân được phân ngẫu nhiên vào hai nhóm điều trị: (1) SRP kết hợp với AB 0.75% và (2) SRP kết hợp với PVP-I 1%. Các chỉ số nha chu được kiểm tra và số lượng vi khuẩn bao gồm Aggregatibacter actinomycetemcomitans (Aa) và Porphyromonas gingivalis (Pg) được kiểm tra bằng kỹ thuật xét nghiệm RT-PCR.

Tất cả các chỉ số nha chu và số lượng vi khuẩn Aa và Pg trong cả hai nhóm đều giảm đáng kể về mặt thống kê tại các thời điểm T4, T8 và T12 so với T0. Sự cải thiện toàn miệng hoặc túi nha chu vừa và sâu về độ sâu túi nha chu (PD) và mất bám dính lâm sàng (CAL) được tìm thấy đáng kể ở nhóm AB 0.75% so với nhóm PVP-I 1% tại T4, T8 và T12. Sự giảm vi khuẩn Aa ở nhóm AB 0.75% tại T8 và T12 cũng cao hơn đáng kể so với nhóm PVP-I 1%.

Nghiên cứu này cho thấy rằng việc sử dụng dung dịch bơm rửa AB 0.75% có thể là một lựa chọn thay thế cho PVP-I 1% vì nó thúc đẩy sự giảm PD và tăng CAL lớn hơn, đặc biệt là trong vòng 12 tháng sau khi điều trị.

Trường Đại học Khoa học Sức khỏe, ĐHQG-HCM

Scroll to Top