KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ

Nghiệm thu Chương trình Nghiên cứu Trọng điểm gắn liền với nhóm Nghiên cứu mạnh tại Trường Đại học Bách khoa: Đồng tạo sinh giá trị dịch vụ cho chất lượng cuộc sống tốt hơn

1.

Tên đề tài: Đồng tạo sinh giá trị dịch vụ cho chất lượng cuộc sống tốt hơn
2. Mã số NCM2019-20-02
3. Chủ nhiệm đề tài:

PGS.TS. Lê Nguyễn Hậu

Nhóm nghiên cứu gồm: 3 PGS.TS, 4 TS, 6 ThS và 1CN.

4. Đơn vị: Trường Đại học Bách Khoa, ĐHQG-HCM
5. Lĩnh vực: Quản trị kinh doanh
6. Loại hình : Nghiên cứu  cơ bản
7. Thời gian thực hiện:

60 tháng (2019 – 2024)

8. Kinh phí nghiên cứu: 1.800 triệu đồng
9 Thời gian nghiệm thu Ngày 05 tháng 06 năm 2024
10 Chủ tịch Hội đồng và quyết định thành lập HĐ

Quyết định 438/QĐ-ĐHQG ngày 07/05/2024 của Giám đốc ĐHQG-HCM, bao gồm các thành viên cụ thể như sau:

1. Chủ tịch Hội đồng: GS.TS. Nguyễn Thị Cành – Hội đồng liên ngành Kinh tế – Luật – Quản lý, ĐHQG-HCM.

2. Ủy viên Phản biện: PGS.TS. Võ Thị Quý – Hội đồng liên ngành Kinh tế – Luật – Quản lý, ĐHQG-HCM.

3. Ủy viên Phản biện: TS. Dương Như Hùng – Hội đồng liên ngành Kinh tế – Luật – Quản lý, ĐHQG-HCM.

4. Ủy viên Hội đồng: PGS.TS. Nguyễn Văn Phương – Hội đồng liên ngành Kinh tế – Luật – Quản lý, ĐHQG-HCM.

5. Ủy viên Hội đồng: PGS.TS. Trần Hà Minh Quân – Đại học Kinh tế Tp.HCM

6. Ủy viên Hội đồng: TS. Nguyễn Đình Hưng – Ban Tài chính, ĐHQG-HCM 

7. Ủy viên Hội đồng: ThS. Nguyễn Thị Thùy Liên – Ban Khoa học và Công nghệ, ĐHQG-HCM

Thư ký hành chính: ThS. Phan Thị Hương – Ban Khoa học và Công nghệ, ĐHQG-HCM

11. Nội dung thực hiện 

“Đồng tạo sinh giá trị dịch vụ cho chất lượng cuộc sống tốt hơn” là một chương trình nghiên cứu cơ bản trong lĩnh vực dịch vụ, một lĩnh vực kinh tế chiếm tỉ trọng ngày càng tăng trong GDP của hầu hết các quốc gia, trong đó có Việt nam. Gần đây, lĩnh vực nghiên cứu này phát triển rất nhanh từ hai sự kiện. Thứ nhất là sự ra đời của một trường phái lý thuyết mới – Logic trọng dịch vụ (Service-Dominant Logic – SDL) cùng với một khái niệm mới “đồng tạo sinh giá trị” (value co-creation). Logic trọng dịch vụ SDL phản ánh sự chuyển đổi từ quan điểm truyền thống lấy hàng hóa làm trung tâm (Goods-dominant logic – GDL) sang mô hình trao đổi kinh tế lấy dịch vụ làm trung tâm. Thứ hai là xu hướng chú trọng nhiều hơn đến sự viên mãn trong cuộc sống (well-being) và phát triển bền vững của các tác nhân tham gia vào các hoạt động trao đổi kinh tế – xã hội ở các cấp độ khác nhau như khách hàng, nhân viên, doanh nghiệp, cộng đồng và quốc gia.

Từ khi ra đời, SDL đã phát triển và mở rộng liên tục, hướng đến một khung siêu lý thuyết tổng quát (metatheoretical framework) nhằm tạo nền tảng cho các nghiên cứu tiếp theo ở các cấp độ vĩ mô (macro level), tầm trung (meso level), vi mô (micro level), hoặc kết nối giữa các cấp độ này với nhau. Từ đó đặt ra rất nhiều vấn đề mới cho các nhà nghiên cứu. Trong nhiều chủ đề nghiên cứu liên quan, chương trình nghiên cứu này tập trung vào các nhóm nội dung sau đây:

Nhóm 1 (Mirco-level): Cơ chế về động lực, năng lực, nguồn lực, và hành vi tương tác của khách hàng để đồng tạo sinh giá trị dịch vụ, mang đến sự viên mãn trong cuộc sống của họ.

Nhóm 2 (Mirco-level): Cơ chế về động lực, năng lực, nguồn lực, và hành vi tương tác của nhân viên dịch vụ để đồng tạo sinh giá trị, mang đến sự viên mãn trong cuộc sống của họ.

Nhóm 3 (Micro-level): Các cơ chế tương tác, trao đổi và tích hợp nguồn lực của hai phía khách hàng và nhân viên trong quá trình đồng tạo sinh giá trị dịch vụ.

Nhóm 4 (Meso-level): Chuyển hóa SDL thành nguyên lý quản lý theo “Định hướng trọng dịch vụ” (service-dominant orientation) trong quản trị doanh nghiệp; xác định các yếu tố có ảnh hưởng quyết định đến quá trình các doanh nghiệp chấp nhận triển khai nguyên lý này.

12. Kết quả
  1. Công bố khoa học:

Loại bài báo

Đăng ký

Thực hiện

Bài báo WoS (SSCI)

4

WoS: 8 bài SSCI

Scopus: 8 bài Q1/Q2

Bài báo Scopus

3

Bài báo hội nghị quốc tế

3

5

Bài báo trong nước

0

2

Tổng cộng

10

15

 

  1. Đào tạo Sau đại học:

Bậc đào tạo

Đăng ký

Thực hiện

Tiến sĩ

2

3

Thạc sĩ

4

5

  1. Phát triển đội ngũ khoa học:

Đã xây dựng được NHÓM NGHIÊN CỨU DỊCH VỤ tại khoa Quản lý Công nghiệp thuộc ĐH Bách khoa – ĐHQG-HCM.

Nhóm nghiên cứu được xây dựng có năng lực thực hiện các nghiên cứu trong lĩnh vực quản trị kinh doanh và dịch vụ; có khả năng công bố quốc tế trên các tạp chí ISI/Scopus. Đồng thời, có khả năng kết nối và xây dựng quan hệ nghiên cứu với các học giả trên thế giới nhằm nâng cao uy tín và thực hiện các định hướng và chiến lược nghiên cứu của nhóm và của ĐHQG Tp.HCM. Nhóm nghiên cứu cũng giữ vai trò quan trọng trong việc bồi dưỡng đội ngũ giảng viên trẻ, đồng thời đào tạo các NCS có chất lượng tốt trong hiện tại và tương lai.

Tiếp theo chương trình nghiên cứu này, các thành viên trong nhóm đã đăng ký và được duyệt thực hiện 3 đề tài do ĐHQG Tp.HCM cấp kinh phí (2 đề tài loại B và 1 đề tài loại C).

13. Hình ảnh giới thiệu kết quả

 

14. Thông tin liên hệ CNĐT

Email: Lnhau@hcmut.edu.vn

15. Liên hệ ĐHQG-HCM Ban Khoa học và Công nghệ (Phòng 309, NĐH) và Trang điện tử thông tin về hoạt động KH&CN (https://research.vnuhcm.edu.vn/)

 

Trường ĐH Bách Khoa, ĐHQG-HCM

Scroll to Top